Ngày 2-2, tại KCN Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam, Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà khánh thành giai đoạn III nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là nhà máy do doanh nghiệp trong nước đầu tư 100% nguồn vốn, có công suất 400 nghìn tấn/năm, lớn nhất cả nước.Đồng thời cũng là một trong số rất ít doanh nghiệp trong nước tổ chức đầu tư hệ thống mạng lưới thu mua và kho bãi đến tận vùng nguyên liệu, kết hợp hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất nông sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, và chủ động nhập khẩu các nguyên liệu chất lượng cao trong nước không sản xuất được, hoặc không đạt yêu cầu để sản xuất với giá cả phù hợp.Tuy nhiên những doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước có quy mô sản xuất bài bản, hiệu quả như Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà thì chưa nhiều. Bằng chứng là mặc dù hiện cả nước có hơn 230 nhà máy sản xuất, trong đó có gần 180 doanh nghiệp có vốn trong nước, còn lại là doanh nghiệp 100% vốn nước...
Ngày 2-2, tại KCN Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam, Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà khánh thành giai đoạn III nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là nhà máy do doanh nghiệp trong nước đầu tư 100% nguồn vốn, có công suất 400 nghìn tấn/năm, lớn nhất cả nước.
Đồng thời cũng là một trong số rất ít doanh nghiệp trong nước tổ chức đầu tư hệ thống mạng lưới thu mua và kho bãi đến tận vùng nguyên liệu, kết hợp hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất nông sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, và chủ động nhập khẩu các nguyên liệu chất lượng cao trong nước không sản xuất được, hoặc không đạt yêu cầu để sản xuất với giá cả phù hợp.
Tuy nhiên những doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước có quy mô sản xuất bài bản, hiệu quả như Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà thì chưa nhiều. Bằng chứng là mặc dù hiện cả nước có hơn 230 nhà máy sản xuất, trong đó có gần 180 doanh nghiệp có vốn trong nước, còn lại là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong nước có quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn chế cho nên mặc dù đông, nhưng không mạnh, hiện sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 20-25% thị phần, còn lại phần lớn thị phần do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng gần 60 doanh nghiệp) nắm giữ. Hơn nữa, mỗi năm, ngành chăn nuôi cần khoảng 25-30 triệu tấn sản phẩm thức ăn chăn nuôi các loại, nhưng sản lượng thức ăn công nghiệp do các doanh nghiệp sản xuất mới đáp ứng gần 50%, khoảng 12 triệu tấn.
Vì vậy, cùng với việc tiếp tục khuyến khích phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, áp dụng quy trình sản xuất theo kiểu công nghiệp, phát triển chăn nuôi công nghệ cao, thì việc chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi cũng chính là nhằm mục đích nâng cao năng lực hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, và bảo vệ môi trường. Mặt khác, thức ăn chăn nuôi cũng là loại hình dịch vụ nông nghiệp mà Chính phủ khuyến khích đầu tư sản xuất, do đó cần có những cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất phát triển, đưa các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương hiệu Việt ra thị trường, góp phần phát triển ngành chăn nuôi trong nước, hạn chế nhập khẩu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()