Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
Từ ngày 10-5, các nhà máy thủy điện xả nước, phục vụ sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía tây đang có xu hướng mở rộng về phía đông kết hợp với hoạt động của đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn, nên nắng nóng tiếp tục xảy ra ở khu vực tây bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 đến 38oC, một số nơi có nền nhiệt độ cao hơn khoảng 40 - 41oC.
* Nắng nóng gay gắt ở Nam Trung Bộ
* Từ ngày 10-5, các nhà máy thủy điện xả nước, phục vụ sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du
Trước nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong vụ hè thu năm 2014, ngày 25-4, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam tổ chức cuộc họp với đại diện lãnh đạo các nhà máy thủy điện: Sông Tranh 2, Sông Côn 2, Ðăk Mi 4, A Vương và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam và TP Ðà Nẵng để bàn biện pháp phối hợp xả nước từ các hồ chứa thủy điện, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng hạ du. Cuộc họp đã thống nhất: Từ ngày 10-5 đến 31-5, các nhà máy thủy điện sẽ xả nước với lưu lượng ít nhất như sau: A Vương xả 39 m3/s, Sông Tranh 2: 110 m3/s và Ðăk Mi4: 50 m3/s. Ðồng thời, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam và TP Ðà Nẵng giám sát việc xả nước, nếu các nhà máy thủy điện không thực hiện đúng cam kết thì đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp xử lý theo quy định.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Cao Bằng, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ổ dịch châu chấu gây hại trên cỏ dại và cây trồng, với tổng diện tích là 271,5 ha. UBND huyện đã thành lập Banchỉ đạo phòng trừ ổ dịch châu chấu tại địa phương, đồng thời cử cán bộ xuống cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ.
Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Ðịnh thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm tại các xã: Phước Thắng, Phước Sơn (huyện Tuy Phước) mới thả giống được một tháng rưỡi đã chết hàng loạt. Nguyên nhân do bệnh hội chứng chết sớm và bệnh thân đỏ đốm trắng. Chi cục Thú y đã phối hợp Phòng Nông nghiệp huyện về kiểm tra để tiến hành xử lý các hồ nuôi bị bệnh. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành đã thả nuôi hơn 908 triệu con tôm sú trên 14.740 ha mặt nước và 1,2 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên 2.165 ha mặt nước. Tuy nhiên, các diện tích nuôi tôm trên đang xuất hiện bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy. Ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai hỗ trợ hơn 26 tấn chlorine cho 179 hộ nông dân có tôm nuôi bị chết khử trùng môi trường, khống chế dịch bệnh lan diện rộng. Theo Chi cục Thú y Quảng Ngãi, thời gian qua, các hộ nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc – Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi lâm vào cảnh điêu đứng bởi tôm nuôi chết hàng loạt. Theo nhận định sơ bộ, tôm có khả năng nhiễm bệnh đốm trắng. Chi cục đã yêu cầu các hộ nuôi tôm ở khu vực nhiễm bệnh sử dụng ngay hoá chất chlorine để khử trùng, tiêu độc hồ nuôi; phơi hồ trong vài tháng để diệt hết mầm bệnh, sau đó mới thả nuôi lại. Thời gian qua, hàng loạt cá mú nuôi bè của ngư dân xã đảo Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) bị chết hàng loạt. Nguyên nhân do những ngày qua có mưa chuyển mùa, gió thổi mạnh, đưa những trứng nước, tảo biển và dòng nước đứng, không chảy nên làm giảm lượng ô-xy trong nước khiến cá chết hàng loạt. Hiện, Chi cục Thủy sản tỉnh đã cử cán bộ xuống hướng dẫn người dân các biện pháp khắc phục.
Trước nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong vụ hè thu năm 2014, ngày 25-4, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức cuộc họp với đại diện lãnh đạo các nhà máy thủy điện: Sông Tranh 2, Sông Côn 2, Đăk Mi 4, A Vương và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng để bàn biện pháp phối hợp xả nước từ các hồ chứa thủy điện, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng hạ du. Cuộc họp đã thống nhất: Từ ngày 10-5 đến 31-5, các nhà máy thủy điện sẽ xả nước với lưu lượng ít nhất như sau: A Vương xả 39 m 3 /s, Sông Tranh 2: 110 m 3 /s và Đăk Mi 4: 50 m 3 /s. Đồng thời, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam và TP Đà Nẵng giám sát việc xả nước, nếu các nhà máy thủy điện không thực hiện đúng cam kết thì đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp xử lý theo quy định.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía tây đang có xu hướng mở rộng về phía đông kết hợp với hoạt động của đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn, nên nắng nóng tiếp tục xảy ra ở khu vực tây bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 đến 38 oC, một số nơi có nền nhiệt độ cao hơn khoảng 40 – 41 oC.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()