Qua kiểm tra, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn các địa phương đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các ban chỉ đạo phòng chống dịch ở cơ sở đã cơ bản được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó ý thức chống dịch, chăn nuôi an toàn sinh học của nhân dân đã được nâng lên một bước. Chính vì vậy, tính tới ngày 16/2/2012, Lạng Sơn chưa phát hiện dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Khó khăn đối với công tác phòng cúm gia cầm trong giai đoạn này là theo chỉ đạo của Trung ương, nhiều địa phương, trong đó có Lạng Sơn không thực hiện tiêm phòng, do chủng vi rút biến đổi. Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất được cơ quan chuyên môn khuyến cáo là nhân dân phải tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, quản lý tốt đàn vật nuôi, không mua con giống không có nguồn gốc xuất xứ…đồng thời cán bộ thú y phải quản lý tốt dịch bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo để khoanh vùng xử lý. Song song với các biện pháp ấy, công tác tiêm phòng các bệnh thông thường cho gia súc, gia cầm tiếp tục được tuyên truyền và triển khai thực hiện. Lạng Sơn đã và đang chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm một cách khẩn trương và đồng bộ.
LSO-Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh thành bùng phát dịch cúm gia cầm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhìn vào bản đồ dịch, Lạng Sơn đang ở vùng “báo động đỏ” khi bị kẹp giữa 2 ổ dịch ở 2 tỉnh giáp ranh là Bắc Giang và Thái Nguyên.
Cán bộ thú y thành phố Lạng Sơn phun thuốc khử trùng phòng chống
dịch bệnh cho đàn cầm – Ảnh: T.L
Tính từ nửa đầu năm 2011 đến nay, Lạng Sơn đã thành công trong việc ngăn chặn các nguy cơ xâm nhiễm và bùng phát dịch, chính vì vậy chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Điểm lại cuối năm 2010, khi dịch lở mồm long móng bùng phát tại Văn Lãng và nhanh chóng lan rộng ra các địa phương khác, các cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi đã phải chật vật cùng một lúc khống chế dịch bệnh, đồng thời chống đói, rét cho gia súc. Đợt bùng phát dịch lở mồm long móng này kéo dài tới tận tháng 5/2011, và đây cũng là đợt có tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh bị chết cao nhất. Cũng trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2011, cúm gia cầm lần lượt xuất hiện tại Minh Sơn, huyện Hữu Lũng và Đồng Ý, Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn. Tháng 6/2011, mầm mống bệnh tai xanh xuất hiện tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng và xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng…Dồn dập từ cuối năm 2010 đến nửa đầu 2011, Lạng Sơn phải gồng mình để khoanh vùng, dập dịch. Với tinh thần chủ động của cơ quan chuyên môn và ý thức của người chăn nuôi, dịch bệnh đã được dập tắt. Đáng chú ý nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây là công tác phòng chống đói, rét cho gia súc đã được triển khai, thực hiện một cách khá hiệu quả. Theo thống kê của cơ quan thú y, đến ngày 14/2/2012, toàn tỉnh có 103 con trâu, bò bị chết rét, con số này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm khác. Điểm lại những diễn biến đã qua để thấy nguy cơ xâm nhiễm, bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ta luôn ở mức cao, ngay cả trong thời điểm chăn nuôi phát triển ổn định nhất thì vẫn có các nguy cơ thường trực xuất hiện. Thời điểm rét đậm, rét hại trong năm nay đã qua, nhưng toàn tỉnh lại phải đối mặt với nguy cơ mới khi bị kẹp giữa 2 vùng dịch cúm gia cầm là Bắc Giang và Thái nguyên. Chăn nuôi của Lạng Sơn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp con giống từ các tỉnh giáp ranh, do vậy nguy cơ xâm nhiễm dịch từ các địa phương này là rất lớn. Trong khi đó 2 huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng giáp ranh với 2 ổ dịch cũng đã từng xuất hiện dịch cúm gia cầm, do vậy nguy cơ bùng phát dịch từ các ổ dịch cũ cũng không hề nhỏ. Ông Hoàng Quy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: nắm bắt diễn biến dịch trong cả nước và triển khai thực hiện Công điện của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm, một mặt Chi cục Thú y đã chủ động tham mưu cho Sở NN&PTNT ra các văn bản chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác phòng dịch, mặt khác tổ chức các đoàn kiểm tra, nắm tình hình tại các địa phương, đặc biệt là đối với những ổ dịch cũ.
Cán bộ thú y Văn Lãng phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cho nhân dân
Qua kiểm tra, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn các địa phương đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các ban chỉ đạo phòng chống dịch ở cơ sở đã cơ bản được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó ý thức chống dịch, chăn nuôi an toàn sinh học của nhân dân đã được nâng lên một bước. Chính vì vậy, tính tới ngày 16/2/2012, Lạng Sơn chưa phát hiện dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Khó khăn đối với công tác phòng cúm gia cầm trong giai đoạn này là theo chỉ đạo của Trung ương, nhiều địa phương, trong đó có Lạng Sơn không thực hiện tiêm phòng, do chủng vi rút biến đổi. Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất được cơ quan chuyên môn khuyến cáo là nhân dân phải tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, quản lý tốt đàn vật nuôi, không mua con giống không có nguồn gốc xuất xứ…đồng thời cán bộ thú y phải quản lý tốt dịch bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo để khoanh vùng xử lý. Song song với các biện pháp ấy, công tác tiêm phòng các bệnh thông thường cho gia súc, gia cầm tiếp tục được tuyên truyền và triển khai thực hiện. Lạng Sơn đã và đang chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm một cách khẩn trương và đồng bộ.
Vũ Lê Minh
Ý kiến ()