Chủ động đối phó diễn biến bão Nanmadol
* Dịch bệnh trên cây trồng tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương* Mưa lớn gây ngập lụt ở đảo Phú QuốcTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 28-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc; 121,0 độ kinh đông, trên vùng eo biển Đài Loan (Trung Quốc) - Phi-li-pin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng bắc tây - bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 19 giờ ngày 29-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,4 độ vĩ bắc; 120,1 độ kinh đông, trên vùng biển ven bờ phía tây đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng tây - bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 19 giờ ngày 30-8, vị trí tâm...
* Dịch bệnh trên cây trồng tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương
* Mưa lớn gây ngập lụt ở đảo Phú Quốc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 28-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc; 121,0 độ kinh đông, trên vùng eo biển Đài Loan (Trung Quốc) – Phi-li-pin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng bắc tây – bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 19 giờ ngày 29-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,4 độ vĩ bắc; 120,1 độ kinh đông, trên vùng biển ven bờ phía tây đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng tây – bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 19 giờ ngày 30-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,3 độ vĩ bắc; 119,1 độ kinh đông, cách đất liền tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) khoảng 100 km về phía đông – nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây – bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 – 10 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam ở khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau và Cà Mau đến Kiên Giang có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông rải rác, biển động, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), mưa lớn từ đêm 27-8 đã làm ngập lụt nhiều nơi khiến giao thông bị ách tắc. Tại cầu Lớn, thuộc khu phố 5, thị trấn Dương Đông, nước đã ngập lên đến ngọn dừa. Xã Cửa Cạn cũng nhiều nơi ngập sâu, UBND xã huy động 100 người giúp người dân di chuyển ra khỏi vùng ngập lụt. Đến chiều ngày 28-8, mực nước xã Cửa Cạn, xã Cửa Dương bắt đầu rút xuống. UBND huyện đã cử nhiều đoàn công tác cung cấp áo phao cho người dân ở vùng ngập nặng và chỉ đạo các xã khắc phục hậu quả ngập lụt.
Do ảnh hưởng của kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang lên. Mực nước cao nhất ngày 27-8, trên sông Tiền tại Tân Châu: 3,83 m, dưới báo động 2 (BĐ2): 0,17 m, trên sông Hậu tại Châu Đốc: 3,16 m, trên BĐ1: 0,16 m. Mực nước lúc 7 giờ ngày 28-8, trên sông Vàm Cỏ Tây tại
Mộc Hóa: 1,31 m, trên BĐ1: 0,11 m, trên sông Hậu tại Long Xuyên: 2,20 m, ở mức BĐ2. Dự báo, trong những ngày tới, mực nước tiếp tục lên. Đến ngày 1-9, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 4,05 m, trên mức BĐ2: 0,05 m, sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 3,5 m, ở mức BĐ2, sau đó biến đổi chậm; mực nước vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên lên mức BĐ2 – BĐ3.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến ngày 27-8, có hơn 1.400 ha lúa hè thu bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ gây hại với diện tích 90 ha, mật độ dưới 5 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2; rầy các loại gây hại khoảng 30 ha, mật độ từ 750 – 1.500 con/m2. Đáng chú ý là bệnh lùn sọc đen đã bắt đầu gây hại trên diện tích 40 ha và có nguy cơ lan rộng.
Tại An Giang, hiện có 757 ha lúa vụ thu đông bị ốc bươu vàng cắn phá; 164 ha nhiễm rầy nâu với mật độ từ 200 đến 500 con/m2; 111 ha nhiễm bệnh đạo ôn. Ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có diện tích lúa bị bệnh hướng dẫn bà con phát hiện sớm sâu bệnh và có cách phòng trừ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến 27-8, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.400 ha lúa hè thu bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ gây hại với diện tích 90 ha, mật độ dưới 5 con/m2, nơi cao 20 – 30 con/m2; rầy các loại gây hại khoảng 30 ha, mật độ từ 750 – 1.500 con/m2; bệnh khô vằn phát triển gây hại trên diện rộng với diện tích 1.280 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10 – 20%, nơi cao 30 – 40%; bệnh lùn sọc đen gây hại với diện tích 40 ha, tỷ lệ bệnh < 3%, chủ yếu tập trung tại các hợp tác xã: Thủy Phù 1, Thủy Phù 2, Thủy Lương (thị xã Hương Thủy), HTX Vinh Thái (Phú Vang)…
Công điện của BCĐ PCLBT.Ư Ban chỉ đạo PCLBT.Ư vừa có công điện về cơn bão mạnh Nanmadol, gửi Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, các bộ, ngành chức năng, đề nghị ban chỉ huy thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh và thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động liên lạc với chủ tàu thuyền để thông tin kịp thời. |
Theo Nhandan
Ý kiến ()