Chủ đề Áp-ga-ni-xtan trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Không gần gũi về địa lý, song cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan, tương lai của Áp-ga-ni-xtan lại là những khái niệm trở nên quen thuộc với người dân Mỹ. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến hồi kết, kéo theo nó là những hệ lụy không nhỏ đối với tương lai của đất nước Áp-ga-ni-xtan.Trước giờ tranh luận trực tiếp trên truyền hình vào "giờ vàng" ngày 3-10 tại TP Đen-vơ, bang Cô-lô-ra-đô, mở đầu cho ba cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, báo chí nước này đang rộ lên những nhận định công kích lẫn nhau giữa ứng cử viên của đảng Dân chủ (DC), đương kim Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và đối thủ của ông thuộc đảng Cộng hòa (CH) M.Rôm-ni. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra trong khi người Mỹ mệt mỏi với tình hình kinh tế ảm đạm. Vì vậy, chính sách đối ngoại lại là chủ đề đang được dư luận Mỹ quan tâm, dẫu cho cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai, dự kiến diễn ra ngày 16-10 tới, mới bàn về chính sách đối ngoại.Tất nhiên, ngoài các chủ đề về I-ran, Xy-ri,...
Trước giờ tranh luận trực tiếp trên truyền hình vào “giờ vàng” ngày 3-10 tại TP Đen-vơ, bang Cô-lô-ra-đô, mở đầu cho ba cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, báo chí nước này đang rộ lên những nhận định công kích lẫn nhau giữa ứng cử viên của đảng Dân chủ (DC), đương kim Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và đối thủ của ông thuộc đảng Cộng hòa (CH) M.Rôm-ni. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra trong khi người Mỹ mệt mỏi với tình hình kinh tế ảm đạm. Vì vậy, chính sách đối ngoại lại là chủ đề đang được dư luận Mỹ quan tâm, dẫu cho cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai, dự kiến diễn ra ngày 16-10 tới, mới bàn về chính sách đối ngoại.
Tất nhiên, ngoài các chủ đề về I-ran, Xy-ri, I-xra-en…, thì tình hình Áp-ga-ni-xtan là một chủ đề “hóc búa” hứa hẹn sẽ được hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tranh luận “nảy lửa” nhằm thu phiếu ủng hộ của cử tri. Trước thềm cuộc tranh luận quan trọng này, trang ABC OTUS news dẫn lời Hạ nghị sĩ P.Rai-ơn, liên danh tranh cử ghế phó tổng thống cho ông M.Rôm-ni, “nổ súng khai cuộc” sớm, cáo buộc Tổng thống Ô-ba-ma đã đặt tính mạng binh sĩ Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan vào thế nguy hiểm khi rút 22 nghìn binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường này trong tháng 9 vừa qua, thời điểm Ta-li-ban phản công dữ dội. Ông Rôm-ni gọi động thái này là mưu toan chính trị của ê-kíp lãnh đạo Ô-ba-ma trước cuộc bầu cử. Về phần mình, ê-kíp vận động tranh cử của Tổng thống Ô-ba-ma chỉ trích ứng cử viên Rôm-ni không thể vạch được lộ trình cụ thể cho việc rút quân Mỹ về nước. Phe DC cho rằng, sở dĩ có thể rút quân từng phần được là vì đã thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra – đó là mang lại công lý cho các nạn nhân vụ 11-9-2001, làm tiêu hao lực lượng An Kê-đa, không để cho lực lượng này có nơi ẩn nấp an toàn…
Với nhan đề “Tranh luận về chính sách đối với cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan, Tổng thống Ô-ba-ma sẽ thất bại”, bài báo đăng trên trang Examiner.com viết, nhiều người Mỹ tiếp tục đau đầu khi họ nghe được thông tin về tình trạng thương vong của binh sĩ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Những câu hỏi như vì sao binh sĩ lại phải có mặt ở đó? Khi nào họ trở về nước? Liệu có đáng để nước Mỹ chịu mất mát nhiều như vậy không?… là đích đáng, nhất là khi có tới 2.000 binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Áp-ga-ni-xtan. Bài báo phân tích, giả sử, nếu Tổng thống Ô-ba-ma muốn chiến thắng với lập luận đã tiêu diệt được B.La-đen, thì ông Ô-ba-ma sẽ thất bại nhiều hơn, bởi An Kê-đa đã chứng tỏ rằng lực lượng này vẫn tồn tại và đang bật ngược trở lại, nhất là trong nghi vấn An Kê-đa liên quan vụ sát hại Đại sứ Mỹ C.Xti-vân ở Li-bi. Tuy nhiên, điều này cũng không làm cho ứng cử viên Rôm-ni thành công trước đối thủ. Trang báo mạng Frontpagemag.com bình luận, cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan đã thất bại với “thảm họa” là đã cướp đi hàng nghìn mạng người. Con số này chưa dừng lại ở đó. An Kê-đa chẳng những không bị tiêu diệt mà còn “ngóc đầu trỗi dậy”, tiến hành các hoạt động khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. Tháng 8 vừa qua trở thành tháng chết chóc đối với binh sĩ Mỹ và NATO tại Áp-ga-ni-xtan, với số binh sĩ liên quân bị sát hại lên tới 53 người, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Bất luận cuộc “tỷ thí” giữa hai ứng cử viên Ô-ba-ma – Rôm-ni có kết quả ra sao thì thực tế việc Oa-sinh-tơn phải ồ ạt rút quân về nước cho thấy, Mỹ không muốn “ngập sâu” hơn tại “vũng lầy” ở Áp-ga-ni-xtan. Bài học từ cuộc xâm lược I-rắc còn nóng hổi. Còn với người dân Áp-ga-ni-xtan, tư tưởng chống Mỹ và bài Mỹ ngày càng được củng cố và nhân rộng. Họ cho rằng, Mỹ liên tục nói họ đưa quân đến để giúp Áp-ga-ni-xtan đánh đuổi khủng bố, giúp cho cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn… nhưng hơn một thập kỷ đã trôi qua, máu của người dân Áp-ga-ni-xtan ngày ngày vẫn đổ. Năm 2011 có tới hơn 3.000 người chết, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Ta-li-ban công khai tuyên bố, việc Mỹ nói “kết thúc cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan” là vô căn cứ, chỉ có tác dụng gây “ảo vọng” mà thôi. Lực lượng này nêu điều kiện tiên quyết, theo đó yêu cầu rút tất cả các lực lượng nước ngoài “chiếm đóng” tại nước này về nước thì mới đàm phán với Chính phủ Áp-ga-ni-xtan. Và chừng nào có hòa giải, hòa bình thì Áp-ga-ni-xtan mới có thể ổn định và phát triển được
Ngày 6-11 tới, cử tri Mỹ sẽ lựa chọn được vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, bất chấp sứ mệnh của quân Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan kết thúc hay còn dang dở. Nhưng chắc chắn rằng, với Áp-ga-ni-xtan, như lời Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai tuyên bố, hơn ai hết, chính người dân Áp-ga-ni-xtan sẽ lựa chọn và quyết định vận mệnh tương lai của đất nước này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()