Chống hàng giả- kinh nghiệm từ châu Âu
Một ví dụ phân biệt thuốc giả và thật được đưa ra trong hội thảo. Hội thảo “Hàng giả: Sản phẩm giả, nguy cơ thật” đã diễn ra tối 18-10 tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội. Hội thảo nhằm tuyên truyền rộng rãi đến công chúng về các sản phẩm giả có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe được các nhà Pháp luật Việt – Pháp và Cơ quan Giám sát buôn lậu phối hợp tổ chức.Tại hội thảo, chuyên gia về sở hữu trí tuệ Franck Fougere trình bày khái quát về hàng giả và nguy cơ của nó đối với sức khỏe. Theo ông, hàng giả là sản phẩm bắt chước, hoặc sử dụng một phần nhãn hiệu mà không được phép của người sáng chế, khiến người tiêu dùng lẫn lộn giữa hàng giả và hàng thật. Ngay cả những hàng cao cấp cũng có từ 4-5% là những sản phẩm giả.Ông Franck Fougere đưa ra những ví dụ cụ thể về tác hại của hàng giả đối với sức khỏe con người. Chất chì trong các sản phẩm đồ chơi giả rất độc với trẻ em. Đồ phụ tùng rời ô tô giả...
|
Tại hội thảo, chuyên gia về sở hữu trí tuệ Franck Fougere trình bày khái quát về hàng giả và nguy cơ của nó đối với sức khỏe. Theo ông, hàng giả là sản phẩm bắt chước, hoặc sử dụng một phần nhãn hiệu mà không được phép của người sáng chế, khiến người tiêu dùng lẫn lộn giữa hàng giả và hàng thật. Ngay cả những hàng cao cấp cũng có từ 4-5% là những sản phẩm giả.
Ông Franck Fougere đưa ra những ví dụ cụ thể về tác hại của hàng giả đối với sức khỏe con người. Chất chì trong các sản phẩm đồ chơi giả rất độc với trẻ em. Đồ phụ tùng rời ô tô giả gây ra tai nạn đối với con người. Thực phẩm được làm giả rất nhiều. Những sản phẩm giả này làm suy giảm sức khỏe con người hoặc trực tiếp gây ra tử vong. Ông cũng đưa ra những biện pháp loại trừ hàng giả như củng cố hợp tác quốc tế, tăng cường hiệu quả trong các hoạt động hải quan, an ninh.
Trong phần trình bày về dược phẩm giả hoặc kém chất lượng, giáo sư Michel Strobel nhấn mạnh rằng thuốc giả buôn bán toàn cầu, đa phần không đủ thành phần. Ở các nước 60% thuốc bán có thể là thuốc giả. Đặc biệt với những nước nghèo tỉ lệ thuốc giả chiếm lại càng nhiều. Sử dụng thuốc giả không có hiệu quả trong việc chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại kinh tế và sự mất lòng tin của bệnh nhân đối với bác sĩ.
Nhiều người mua hàng giả vì không biết, rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật, lại rất sẵn có. Ông Michel Strobel đưa ra giải pháp về việc công ty dược phẩm tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh này và các cơ quan y tế phải có sự cảnh báo đối với người tiêu dùng.
Cũng tại hội thảo, ông Claudio Dordi, trưởng dự án MUTRAP III đã đưa ra những hoạt động hợp tác giữa EU và Việt Nam trong khuôn khổ hỗ trợ thương mại. Để giúp đỡ tích cực Việt Nam, châu Âu đã tổ chức các cuộc hội thảo nhằm giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của việc sở hữu trí tuệ và áp dụng luật đó như thế nào. Tổ chức thương mại châu Âu cũng tăng cường kiểm soát và trừng trị đối với các vi phạm về sản xuất hàng giả. Liên minh châu Âu đã tổ chức các lớp giảng dạy, bốn đợt tập huấn cho các cán bộ Việt Nam về sở hữu trí tuệ, tư vấn cách xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm sản xuất hàng giả.
Trả lời câu hỏi về việc đánh giá về tình hình hàng giả ở Việt Nam, ông Claudio Dordi cho biết chưa có con số thống kê cụ thể để đánh giá chính xác về việc này. Giáo sư Michel Strobel khẳng định, thuốc sốt rét giả đã có ở Việt Nam, có thể được sản xuất ở Việt Nam, Trung Quốc, hoặc Myanmar.
Chuyên gia về sở hữu trí tuệ Franck Fougere cho biết: “Pháp có những biện pháp trừng phạt hình sự lên đến 3.000 euro và ba năm tù giam đối với việc sản xuất hàng giả. Không chỉ phạt người sản xuất, họ còn có những quy định xử phạt người tiêu thụ và tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đăng ký nhãn hiệu và bằng sáng chế, điều này sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn khi trao đổi thương mại với nước ngoài”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()