Chủ nhật, 24/11/2024 21:45 [(GMT +7)]
Chông chênh thị trường vải thiều sấy khô
Thứ 3, 12/07/2011 | 09:26:00 [(GMT +7)] A A
Người dân trúng mùa vải niềm vui không trọn vẹn, tư thương có cơ hội làm giàu nhưng không chắc và nhiều rủi do, vải thiều có đầu ra nhưng chưa bền vững, không có điểm tựa chắc chắn luẩn quẩn trong thế bị động, để mặt hàng vải sấy khô xuất khẩu ổn định cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng hoạch định chiến lược, thể hiện bằng cơ chế quản lý cụ thể với mục đích lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu, tạo dựng và khẳng định vị thế cho vải sấy khô, để người dân an tâm sản xuất.
LSO-7 giờ 30 phút sáng từ đỉnh dốc Tình Tạm tới chân dốc Thâm Kéo (Tân Mỹ – Văn Lãng) trở nên sôi động bởi các hoạt động mua bán bốc dỡ hàng từ những chiếc xe trọng tải lớn trở vải sấy khô, những thương nhân người Trung Quốc tiếp cận, xem hàng, trả giá khiến cho hoạt động mua bán càng thêm huyên náo. Song ngược với những chuyến xe đang chất đầy vải sấy khô vượt dốc, nhiều tấn hàng lại đang quay ngược trở lại điểm xuất phát mang theo nỗi buồn của người trồng vải, những chuyến hàng được xuất đi trị giá bạc tỷ lại như được đánh cược bằng niềm tin.
Khách hàng chọn mua vải sấy khô ở thị trấn Đồng Đăng |
Tư thương lo tìm kho tìm mối
Vải thiều sấy khô từ lâu đã là mặt hàng quen thuộc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đang là thời điểm chín rộ nên các tư thương gom hàng ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Lục Ngạn -Bắc Giang, Thanh Hà-Hải Dương lên Lạng Sơn tìm mối tiêu thụ. Từ đỉnh dốc Tình Tạm đến hết chân dốc có trên 20 kho hàng thuộc xã Tân Mỹ huyện Văn Lãng được biết đến như một nơi trung chuyển mặt hàng này, vải khô được chuyển lên và ký gửi. Bà Đinh Thị Động quê gốc Hải Dương cho biết: bà mở kho đã trên 12 năm, chủ yếu là đóng hàng long nhãn và vải sấy khô, 2 năm trở lại đây phần lớn là vải, các chủ kho ở đây không đóng hàng tận gốc mà do các tư thương từ các tỉnh đổ về, nhờ chủ kho tìm giao dịch, được giá như thỏa thuận chủ kho quyết bán, tư thương trích khấu phần trăm cho chủ kho… anh Lê Văn Hải quê ở Yên Thế – Bắc Giang chủ buôn vải tâm sự: nhà cũng có trên 2ha vải cùng với việc thu gom của các chủ vườn cùng quê anh đánh chuyến lên Lạng Sơn xuất bán được hơn 7 tấn vải khô, tại thời điểm hiện tại giá vải khô thuộc hàng đẹp dao động từ khoảng 9-10 nhân dân tệ (từ 27-30.000 Việt Nam đồng) hàng xấu có giá khoảng 4-6 nhân dân tệ (từ 13-17.000 Việt Nam đồng) anh Hải cho biết giá sẽ tiếp tục giảm do tư thương Trung Quốc ép giá vì biết hàng đang tập trung về nhiều, nếu bán với giá từ 4-6 nhân dân tệ người bán sẽ bị lỗ, người trồng vải chịu thiệt và chính anh cũng đã phải chở vải quay đầu chấp nhận thua lỗ, một số người dân quê anh đã phải bỏ vườn không hái do giá thấp, vì công thu hái, sấy cao…
Chủ kho lo khách quỵt tiền
Tiếp cận với kho hàng Tuấn Hoa số 73 Thâm Kéo (Tân Mỹ – Văn Lãng) với diện tích hơn 400m2 chất đầy những thùng vải, chủ kho cho biết: các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi khảo sát, đánh giá chất lượng và ngã giá sau khi xem hàng rất cặn kẽ. Trong số những người xem hàng trong kho có người đàn ông đứng tuổi nói tiếng Việt khá chuẩn, tiếp xúc chúng tôi được biết ông là người tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc năm nay trên 60 tuổi đã có thâm niên gần 20 năm trong nghề buôn vải thiều khô, lần này con trai cũng theo ông sang học nghề, ông cho biết vải ngon giá cao phải là loại vải quả to đều khi sấy khô vẫn phải giữ được màu vàng ở vỏ, bóc vỏ cùi dày và vàng thì mới mua giá cao, khi được hỏi việc mua bán diễn ra như thế nào? ông cho biết rất thuận lợi.
Bốc vác tập kết vải sấy khô để vận chuyển đi tiêu thụ |
Đối với khách mua xem ra rất thuận lợi và có nhiều lựa chọn song với các tư thương và chủ kho việc làm ăn cũng gặp không ít khó khăn lẫn rủi ro, hầu hết các ý kiến đều cho rằng người bán đều ở thế bị động từ giá thành địa điểm thông thương đều do thương nhân Trung Quốc quyết định. Trao đổi với phóng viên chủ kho Tuấn Hoa cho biết: mỗi ngày xuất trên 20 tấn hàng, thuê 15 người bốc xếp và đóng thùng, cách mua bán đơn giản và rất mạo hiểm song đã tồn tại từ trước đến nay, người mua chưa trả tiền mặt chỉ cần kí nhận trên sổ giao hàng thông thường không có chứng từ pháp lý ràng buộc, mỗi chuyến hàng trên dưới tỷ đồng như được đánh cược bằng niềm tin của người bán hàng, nhà kho nào đòi tiền mặt ngay thì rất khó bán, khó khăn nhất là khâu đòi tiền nhanh thì vài ngày, lâu thì vài tháng đến một năm, có những chuyến hàng xuất đi không bao giờ thấy người mua gửi tiền quay trở lại, người bán không biết con nợ ở đâu để đòi, bà Đinh Thị Động đã từng bị mất hàng 6 lần thiệt hại lên đến trên 2 tỷ Việt Nam đồng, năm nào cũng có vụ quỵt tiền song do tâm lý sợ không bán được hàng, thiếu vốn quay vòng nên các chủ kho không có nhiều lựa chọn đành nhắm mắt làm liều, nhiều chuyến hàng xuất bán được khi trả tiền lại bị khấu trừ do chất lượng hàng việc thu nợ đều diễn ra bên phía Trung Quốc các thương nhân hẹn người bán qua điện thoại đến nơi nhận tiền.
Lời kết
Người dân trúng mùa vải niềm vui không trọn vẹn, tư thương có cơ hội làm giàu nhưng không chắc và nhiều rủi do, vải thiều có đầu ra nhưng chưa bền vững, không có điểm tựa chắc chắn luẩn quẩn trong thế bị động, để mặt hàng vải sấy khô xuất khẩu ổn định cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng hoạch định chiến lược, thể hiện bằng cơ chế quản lý cụ thể với mục đích lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu, tạo dựng và khẳng định vị thế cho vải sấy khô, để người dân an tâm sản xuất.
Thanh Sơn - Mai Hoa
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()