Cho ý kiến đối với nhiều vấn đề quan trọng
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ QH khóa XIII. Ngày 26-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khóa XIII khai mạc phiên họp thứ hai, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch QH và các Ủy viên Ủy ban TVQH.Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, trong phiên họp này, QH sẽ thảo luận cho ý kiến nhiều vấn đề quan trọng nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII sẽ diễn ra trong tháng 10-2011. Cụ thể, Ủy ban TVQH sẽ nghe và cho ý kiến về bảy dự án luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định tư pháp, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Ủy ban TVQH cũng nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám và thứ chín, QH khóa XII. Cho ý kiến về các báo...
![]() |
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, trong phiên họp này, QH sẽ thảo luận cho ý kiến nhiều vấn đề quan trọng nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII sẽ diễn ra trong tháng 10-2011. Cụ thể, Ủy ban TVQH sẽ nghe và cho ý kiến về bảy dự án luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định tư pháp, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Ủy ban TVQH cũng nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám và thứ chín, QH khóa XII. Cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2011; Phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm năm 2011-2015; Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ năm năm 2011-2015; Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
Buổi sáng, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban TVQH cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cơ yếu. Đa số ý kiến phát biểu tán thành với việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.
Ủy ban TVQH cho ý kiến dự án Luật Quảng cáo. Đa số ý kiến phát biểu thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Quảng cáo thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, dự án luật cần được xây dựng cụ thể hơn nữa nhằm giải quyết những bất cập hiện nay trong hoạt động quảng cáo.
Một số ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự án luật chưa rõ ràng và đề nghị Ban soạn thảo làm rõ mối quan hệ giữa Luật Quảng cáo với các luật khác vì có nhiều nội dung trong dự án luật trùng lắp với các luật khác. Nhiều đại biểu đề nghị dự án luật cần có những quy định cụ thể, nghiêm khắc để xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật và cần có chế tài mạnh hơn nữa để bảo vệ công chúng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo. Một số đại biểu đề nghị ban soạn thảo bổ sung quy định cấm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo, nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo.
Buổi chiều, Ủy ban TVQH đã góp ý kiến đối với dự án Luật Giá. Đa số ý kiến phát biểu tán thành việc ban hành Luật Giá thay cho Pháp lệnh giá không còn phù hợp. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị luật cần cụ thể hóa cơ chế quản lý giá theo hướng giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành và vận động theo các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, phù hợp cơ chế thị trường. Dự án luật cần có cơ chế để Nhà nước thực hiện quản lý giá, điều hành giá bằng những biện pháp kinh tế phù hợp nhằm vừa bình ổn giá, vừa bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.
Theo Nhandan

Ý kiến ()