LSO- Xưa nói đến rừng đặc dụng Hữu Liên (Hữu Lũng) người ta nghĩ đến những chiếc xe chở gỗ lao vù vù, tiếng cưa xăng rộn rã khắp cánh rừng, vì thời điểm đó Hữu Liên là điểm nóng khai thác lâm sản trái phép. Giờ đây mọi chuyện đã khác, mầu xanh đang về trên đất Hữu Liên. Một góc rừng đặc dụng Hữu LiênCon đường 243 như một sợi chỉ mỏng manh vắt cheo leo trên sườn núi nối thông Hữu Lũng và Bắc Sơn. Trước đây để vào Hữu Liên không còn cách nào khác phải men theo những sườn núi cheo leo, bám đá mà đi, vượt độ chục cái đèo chẳng ai biết nó dài bao nhiêu cây số chỉ biết là dài, dài lắm. Câu “khác đi khác đến” của người Hữu Liên như niềm an ủi với khách bộ hành. Thế nhưng Hữu Liên lại là điểm khai thác lâm sản trái phép. Gỗ đã mang lại bao hệ lụy, không năm nào không mất người, người thì bị gỗ đè, người thì ẩu đả nhau cũng bởi gỗ… Đón chúng tôi ở khu mới Ban Quản lý rừng đặc dụng (Ban),...
LSO- Xưa nói đến rừng đặc dụng Hữu Liên (Hữu Lũng) người ta nghĩ đến những chiếc xe chở gỗ lao vù vù, tiếng cưa xăng rộn rã khắp cánh rừng, vì thời điểm đó Hữu Liên là điểm nóng khai thác lâm sản trái phép. Giờ đây mọi chuyện đã khác, mầu xanh đang về trên đất Hữu Liên.
Một góc rừng đặc dụng Hữu Liên
Con đường 243 như một sợi chỉ mỏng manh vắt cheo leo trên sườn núi nối thông Hữu Lũng và Bắc Sơn. Trước đây để vào Hữu Liên không còn cách nào khác phải men theo những sườn núi cheo leo, bám đá mà đi, vượt độ chục cái đèo chẳng ai biết nó dài bao nhiêu cây số chỉ biết là dài, dài lắm. Câu “khác đi khác đến” của người Hữu Liên như niềm an ủi với khách bộ hành. Thế nhưng Hữu Liên lại là điểm khai thác lâm sản trái phép. Gỗ đã mang lại bao hệ lụy, không năm nào không mất người, người thì bị gỗ đè, người thì ẩu đả nhau cũng bởi gỗ… Đón chúng tôi ở khu mới Ban Quản lý rừng đặc dụng (Ban), anh Nguyễn Hữu Hưng, Trưởng ban đã úp sẵn mâm cơm đợi khách vì theo anh nếu không nấu trước ở đất này khách chỉ có mà ăn “mầm đá”. Trưa Hữu Liên yên tĩnh đến không ngờ, những cánh rừng già thâm u làm không gian như dịu lại. Ngồi trong căn nhà hoành tráng của Ban mà chúng tôi cứ như mơ, bởi giữa rừng Hữu Liên có một công trình lớn đến vậy. Như đoán được nỗi ngạc nhiên của tôi, anh Hưng phân trần: “Nhà vừa được đầu tư trên 8 tỷ đồng, trang thiết bị cũng đã tạm ổn, giờ những người giữ rừng yên tâm hơn rồi”. Với tổng diện tích 8.200 ha, rừng Hữu Liên được xếp vào một trong những rừng đa dạng thực vật nhất toàn quốc. Thế nhưng càng đa dạng bao nhiêu nguy cơ mất rừng càng lớn bấy nhiêu. Ở Hữu Liên trước đây họ phá rừng vô tội vạ, cán bộ kiểm lâm cũng tiếp tay cho phá rừng. Gánh nặng bảo vệ rừng đè nặng lên vai Ban. Mới ngày đầu vào nhận công tác, Nguyễn Hữu Hưng có một suy nghĩ, người miền núi không dựa vào rừng thì là mất rừng, mà mất rừng là đói. Lúc ấy Ban có hơn chục cán bộ, Hưng cứ băn khoăn sao anh em mình làm công tác dân vận tốt thế, vì cán bộ hôm nào cũng được dân mời cơm. Mãi sau tìm hiểu mới biết đấy là họ trả ơn cho việc không bắt gỗ của họ. Và bắt đầu từ đây Ban đặt ra yêu cầu, muốn giữ màu xanh không còn cách nào khác là gần dân nhưng không thể gần bằng ăn cơm của dân. Lệnh cấm được ban ra ngắn gọn: tiếp tay cho phá rừng “đuổi việc”. Cũng từ đó, bộ phận bếp, anh em đi vào rừng là phải đảm bảo hậu cần để đỡ phải phiền dân. Liên tục Ban đã tuần khép kín các khu vực rừng già, đánh dấu từng cây gỗ để bảo vệ. Có lần xuống lân Trầm, anh em phát hiện có tới hàng chục lều lán. Hỏi thì họ bảo đi chăn nuôi gà, bò và làm ruộng nhưng khi kiểm tra thực tế thì thấy toàn dao, cưa xăng. Quanh nhà đã thấy sẵn những dây thừng kéo gỗ, trong khi đó chẳng có một con gà, còn bò nào. Lệnh phá dỡ, trục xuất họ ra khỏi rừng được anh em thống nhất ngay. Sau vụ ấy đám lâm tặc rỉ tai nhau: “không đùa với tay Hưng được”. Từ năm 2011, các vụ phá rừng bắt đầu giảm dần. Thấy tình hình đang có lợi, các cán bộ Ban lần lượt xuống dân. Ở các thôn như Lân Châu, Lân Đặt, cán bộ dựng cơ sở để nắm tình hình vì thế nhất cử nhất động trong rừng đều được Ban nắm vững. Ông Triệu Quý, trưởng thôn Lân Châu tâm sự, giờ nạn phá rừng giảm rồi, chúng tôi đã biết quý rừng. Trước đây, toàn xã Hữu Liên và vùng lân cận có 451 khẩu nhận khoán bảo vệ, nhưng mỗi thôn chỉ cử một nhóm nhận tiền về chia đều. Vì thế tiền nhà nước vẫn thất thoát mà rừng không được bảo vệ. Biết chuyện Nguyễn Hữu Hưng đã triệu tập cuộc họp ký hợp đồng lại, người dân Hữu Liên lại một lần nữa ngạc nhiên khi Ban ký hợp đồng bắt ra xã chứng nhận, mang theo chứng minh thư. Ai không đủ điều kiện như làm mất cây, để lâm tặc khai thác trộm thì không được chi trả. Tiền dư để lại Kho bạc quản lý. Trước sự kiên quyết ấy, các hộ khoán không dám làm liều. Nói chuyện về rừng, ông Hoàng Minh Luật, Bí thư Đảng ủy xã cười hề hề: “Thế là rừng xanh rồi”. Giờ đây người bí thư gần lục tuần này như vui hơn khi Hữu Liên đã xanh lại thật. Theo đánh giá của Kiểm lâm trong 6 tháng đầu năm 2012 xảy ra 41 vụ vi phạm lâm luật, giảm một nửa so với cùng kỳ, và quả thật suốt thời gian tôi ở Hữu Liên, rong ruổi trên đường 243 sang Trấn Yên (Bắc Sơn) chẳng gặp một chiếc xe máy chở gỗ nào.
Rong ruổi trên con đường 243 mới mở, ngắm những tán rừng xanh mới thấy hết sự kỳ vĩ của rừng Hữu Liên. Mọi sản vật của Hữu Liên đều từ rừng, rừng gắn với cuộc đời họ. Thế mà một thời người ta ra sức tàn phá để bây giờ mới biết quý rừng. Thôi thì đã muộn nhưng chưa phải là quá muộn, bởi giờ đây màu xanh đang trở lại trên những cánh rừng Hữu Liên.
Đông Bắc
Ý kiến ()