Chính sách o ép của phương Tây đối với I-ran
Diễn biến căng thẳng liên quan vấn đề hạt nhân của I-ran thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới, nhất là khi Mỹ và I-xra-en "úp mở" phương án tiến công các cơ sở hạt nhân của Tê-hê-ran. Nhưng, đây chỉ là một phần trong lịch sử quan hệ đối đầu giữa I-ran và phương Tây nhiều thập kỷ qua.Là nước giàu dầu mỏ và có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với cả Mỹ và châu Âu, I-ran luôn nằm trong những "con tính" của các cường quốc. Mỹ từng ủng hộ chế độ độc tài của nhà cựu cầm quyền I-ran Shah (tức là vua) R.Pa-la-vi từ năm 1941 đến 1979. Vua Pa-la-vi đã phải lưu vong ở I-ta-li-a trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với Thủ tướng M.Mô-xát-đê, một người tiên phong trong phong trào quốc hữu hóa ngành dầu mỏ. Năm 1953, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh "nhúng tay" đạo diễn một cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng I-ran M.Mô-xát-đê và giúp vua Pa-la-vi trở lại cầm quyền. Chế độ Pa-la-vi đã thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ.Tuy nhiên, đến năm 1978, phong...
Là nước giàu dầu mỏ và có vị trí địa – chính trị quan trọng đối với cả Mỹ và châu Âu, I-ran luôn nằm trong những “con tính” của các cường quốc. Mỹ từng ủng hộ chế độ độc tài của nhà cựu cầm quyền I-ran Shah (tức là vua) R.Pa-la-vi từ năm 1941 đến 1979. Vua Pa-la-vi đã phải lưu vong ở I-ta-li-a trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với Thủ tướng M.Mô-xát-đê, một người tiên phong trong phong trào quốc hữu hóa ngành dầu mỏ. Năm 1953, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh “nhúng tay” đạo diễn một cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng I-ran M.Mô-xát-đê và giúp vua Pa-la-vi trở lại cầm quyền. Chế độ Pa-la-vi đã thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ.
Tuy nhiên, đến năm 1978, phong trào phản đối chế độ độc tài Pa-la-vi dâng cao và cuộc cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979 bùng nổ, buộc vị vua này phải lần thứ hai lưu vong, chạy tới nhiều nước trước khi tới Mỹ chữa trị căn bệnh ung thư vào tháng 10-1979. Ngày 4-11-1979, các sinh viên I-ran đã chiếm Đại sứ quán Mỹ tại Tê-hê-ran và bắt cóc 63 con tin nhằm phản đối việc Tổng thống Mỹ lúc đó là G.Ca-tơ cho phép R.Pa-la-vi sang Mỹ chữa bệnh. Cuộc khủng hoảng chính trị giữa hai nước khiến Mỹ không chỉ cắt đứt ngoại giao với Tê-hê-ran, mà còn áp đặt lệnh cấm vận quốc gia Hồi giáo này.
Sự thù địch giữa I-ran và phương Tây càng bị khoét sâu bởi bàn tay của phương Tây trong cuộc chiến tranh I-ran – I-rắc trong những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày 22-12-1980, I-rắc đánh chiếm, tạo nên một cuộc chiến kéo dài suốt một thập kỷ với I-ran. Trong cuộc chiến này, I-ran hoàn toàn bị cô lập về ngoại giao bởi rất nhiều nước phương Tây ủng hộ I-rắc. Phương Tây thường chỉ trích I-ran về các vấn đề nhân quyền, cáo buộc nước này hậu thuẫn các nhóm vũ trang bị phương Tây liệt vào danh sách khủng bố như Héc-bô-la ở Li-băng và Ha-mát ở Pa-le-xtin.
Mối quan hệ “đóng băng” giữa I-ran và Mỹ lại “nóng” lên khi năm 1995, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn áp đặt cấm vận thương mại và dầu mỏ đối với I-ran vì cáo buộc Tê-hê-ran “đỡ đầu” khủng bố, theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân và có thái độ thù địch đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Chính quyền Tổng thống Clin-tơn thông qua dự luật D’Amato trừng phạt kinh tế I-ran. Năm 1996, chính quyền B.Clin-tơn siết chặt cấm vận, tuyên bố phạt bất kỳ công ty nào đầu tư từ 40 triệu USD trở lên vào các dự án dầu mỏ và khí đốt ở I-ran và Li-bi. Ngày 18-2-2000, sau khi các nhà cải cách I-ran giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử, Mỹ tiếp tục siết chặt cấm vận I-ran, cấm tất cả các công ty Mỹ ký hợp đồng với I-ran.
Quan hệ giữa châu Âu và I-ran bắt đầu xấu đi từ năm 2002 khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ về chương trình hạt nhân của I-ran. Mỹ và I-ran cũng căng thẳng sau khi chính quyền của Tổng thống Bu-sơ liệt I-ran vào “trục ma quỷ” cùng với I-rắc và CHDCND Triều Tiên. Khủng hoảng càng nghiêm trọng hơn khi năm 2003, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra báo cáo cho thấy phát hiện một lượng u-ra-ni làm giàu ở mức độ cao tại một trong các cơ sở hạt nhân của I-ran, đồng thời cáo buộc quốc gia này giấu giếm chương trình hạt nhân nhằm sản xuất vũ khí.
Sau khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc và I-ran không đáp ứng thời hạn chót của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, tháng 8-2006, cộng đồng quốc tế bắt đầu xem xét các biện pháp trừng phạt I-ran, dẫn đến Nghị quyết 1773 của HĐBA ngày 23-12-2006, nghị quyết đầu tiên của LHQ áp đặt trừng phạt kinh tế I-ran. Tiếp sau đó, là Nghị quyết 1747 tháng 3-2007. Từ đó đến nay, các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của I-ran đều rơi vào bế tắc trong khi Mỹ và EU nhiều lần siết chặt trừng phạt I-ran trên nhiều lĩnh vực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()