Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-6-2010.Điểm mới trong hình thức khen thưởng huân chương so với quy định cũ là điều kiện về thời gian đối tượng khen thưởng đã được tặng thưởng huân chương thấp hơn trước đó; bổ sung thêm một số đối tượng được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương Quân công hạng nhất.Nghị định quy định các mức tiền thưởng đều tăng so quy định trước. Cụ thể, cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được thưởng ba lần mức lương tối thiểu chung; Chiến sĩ thi đua cơ sở được thưởng một lần mức lương tối thiểu chung...* Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quy...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-6-2010.
Điểm mới trong hình thức khen thưởng huân chương so với quy định cũ là điều kiện về thời gian đối tượng khen thưởng đã được tặng thưởng huân chương thấp hơn trước đó; bổ sung thêm một số đối tượng được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương Quân công hạng nhất.
Nghị định quy định các mức tiền thưởng đều tăng so quy định trước. Cụ thể, cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được thưởng ba lần mức lương tối thiểu chung; Chiến sĩ thi đua cơ sở được thưởng một lần mức lương tối thiểu chung…
* Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quy định về hình thức, nội dung phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (CLSPHH) với nhau và với các cơ quan thanh tra chuyên ngành, công an, hải quan, quản lý thị trường trong việc kiểm tra CLSPHH.
Quy chế nêu yêu cầu cơ quan kiểm tra thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực địa phương chủ động chủ trì, tổ chức, thực hiện việc kiểm tra CLSPHH theo trách nhiệm đã được phân công tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, với một trong những nguyên tắc cơ bản là bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra và không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh; phối hợp kiểm tra cả trong sản xuất, xuất nhập khẩu, đến lưu thông trên thị trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()