Chính sách khai thác và bảo vệ rừng ở miền trung châu Phi
Rừng nhiệt đới ở Ga-bông. Ảnh: NASA/SPL-CALTECH Rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước khu vực miền trung châu Phi, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho người dân.Tạp chí Châu Phi trẻ số ra mới đây cho biết, sau một thời gian ngưng trệ do khủng hoảng kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất gỗ tại đây đang dần phục hồi, với phương pháp quản lý mới minh bạch và hiệu quả hơn.Một số quốc gia ở khu vực miền trung châu Phi có diện tích rừng bao phủ lớn, chiếm 50% diện tích lãnh thổ, được ví như lá phổi xanh của kinh tế khu vực. Kinh tế ở tiểu vùng Trung Phi chủ yếu dựa vào xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến ngành sản xuất gỗ gặp nhiều khó khăn. Doanh thu tại CHDC Công-gô trong năm 2008 và 2009 giảm gần một nửa từ 54 triệu ơ-rô xuống còn 22,5 triệu ơ-rô. Tại nước láng giềng Công-gô,...
|
Tạp chí Châu Phi trẻ số ra mới đây cho biết, sau một thời gian ngưng trệ do khủng hoảng kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất gỗ tại đây đang dần phục hồi, với phương pháp quản lý mới minh bạch và hiệu quả hơn.
Một số quốc gia ở khu vực miền trung châu Phi có diện tích rừng bao phủ lớn, chiếm 50% diện tích lãnh thổ, được ví như lá phổi xanh của kinh tế khu vực. Kinh tế ở tiểu vùng Trung Phi chủ yếu dựa vào xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến ngành sản xuất gỗ gặp nhiều khó khăn. Doanh thu tại CHDC Công-gô trong năm 2008 và 2009 giảm gần một nửa từ 54 triệu ơ-rô xuống còn 22,5 triệu ơ-rô. Tại nước láng giềng Công-gô, tiền thu được từ xuất khẩu gỗ giảm từ 272 triệu ơ-rô còn 250 triệu ơ-rô giai đoạn 2006-2010. Nguyên nhân chính khiến nguồn thu từ gỗ giảm mạnh là do nhu cầu của thế giới giảm, nhất là tại Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, thời kỳ “lao đao” nhất đối với ngành gỗ ở khu vực này đã qua. Cơ quan quản lý tài nguyên rừng quốc gia của Ga-bông vừa công bố số liệu cho thấy doanh thu từ xuất khẩu gỗ năm 2010 đạt 83,6 triệu ơ-rô (tăng 47%). Ga-bông bắt đầu triển khai đầu tư vào khu vực rừng sản xuất với sản lượng gỗ là 250 nghìn m3/năm vào cuối năm 2011. Sau khi mất 15,5 triệu ơ-rô vào năm 2009, Tập đoàn công nghiệp Rougier của Pháp tại Ga-bông, Ca-mơ-run và Công-gô đã lấy lại tăng trưởng với kết quả đáng khích lệ, đạt 5,3 triệu ơ-rô năm 2010; doanh thu của tập đoàn cũng tăng 11% năm 2010 và tăng 13,5% quý đầu năm nay. Đại diện của Rougier cho biết, kết quả kinh doanh mà tập đoàn đạt được trong thời gian qua là nhờ chuyển biến tích cực cả về số lượng và giá thành từ phía các thị trường xuất khẩu gỗ lớn.
Ngành sản xuất gỗ lấy lại đà tăng trưởng, mang lại động lực mới thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Tại Ga-bông, gỗ là nguồn thu tài chính và nguồn đóng góp ngân sách lớn thứ hai cho Nhà nước, khoảng 122 triệu ơ-rô, chiếm 6% GDP và tạo khoảng 13 nghìn việc làm. Doanh thu từ gỗ đóng góp cho ngân sách Nhà nước Công-gô 70 triệu ơ-rô/năm.
Tuy nhiên, rừng không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Để kinh tế phát triển bền vững buộc các quốc gia tại khu vực Trung Phi phải có những thay đổi trong chính sách về khai thác và quản lý. Các quy định cũ đã được thay đổi bằng một loạt văn bản mới minh bạch hơn. Chính phủ Ga-bông cấm xuất khẩu gỗ tươi từ năm 2010 để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng giá trị cho xuất khẩu gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Các sản phẩm gỗ muốn đưa ra khỏi các cảng phải có giấy chứng nhận là gỗ được phép khai thác và đã qua sơ chế. Các nước khác trong khu vực cũng có những chính sách nhằm hạn chế việc xuất khẩu gỗ tươi.
Bên cạnh đó, thị trường nhập khẩu lớn của khu vực Trung Phi, như Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) cũng yêu cầu chứng minh rõ nguồn gốc của gỗ được nhập vào các quốc gia này. Từ năm 2003, EU đã ban hành chương trình hành động chung của EU nhằm đối phó việc khai thác và lưu hành gỗ trái phép trên thị trường châu Âu. Điều này buộc các nước của tiểu vùng phải đưa ra các chính sách quản lý rừng bền vững. Trong báo cáo năm 2011 của Tổ chức quốc tế về rừng nhiệt đới, diện tích bề mặt rừng của khu vực này tăng lên 4,6 triệu ha năm 2010, so 1,5 triệu ha năm 2005.
Theo Nhandan
Ý kiến ()