Chính phủ giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: (TTXVN) * Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và phát biểu ý kiếnNgày 15-2, tại Hà Nội, Chính phủ giải trình tại Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (PCBLXHTE) giai đoạn 2008 - 2010. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH (gọi tắt là Ủy ban) và đại diện nhiều bộ, ngành hữu quan dự.Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp to lớn, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đây cũng là sự nghiệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm cho sự phát triển của dân tộc. Những năm qua, công tác bảo vệ trẻ em nói chung, việc phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại nói...
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: (TTXVN) |
* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và phát biểu ý kiến
Ngày 15-2, tại Hà Nội, Chính phủ giải trình tại Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (PCBLXHTE) giai đoạn 2008 – 2010. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH (gọi tắt là Ủy ban) và đại diện nhiều bộ, ngành hữu quan dự.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp to lớn, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đây cũng là sự nghiệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm cho sự phát triển của dân tộc. Những năm qua, công tác bảo vệ trẻ em nói chung, việc phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại nói riêng được chú trọng hơn và đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy vậy, tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Chủ tịch QH mong rằng, sau phiên họp này, các ngành chức năng và toàn xã hội nâng cao hơn nữa trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm của từng cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… tham gia đóng góp ý kiến giải trình và nêu phương án tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban về việc PCBLXHTE. Các thành viên của Ủy ban và các đại biểu trao đổi ý kiến phản biện với các bộ, ngành, qua đó làm rõ thực trạng hiện nay về công tác PCBLXHTE. Nhiều đại biểu cho rằng: Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về PCBLXHTE còn nhiều yếu kém. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em nói chung, PCBLXHTE nói riêng còn nhiều khó khăn. Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và loại hình. Công tác truyền thông, giáo dục về PCBLXHTE còn chưa hiệu quả. Trong khi đó, nguồn lực để thực hiện công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và thanh tra về lĩnh vực này của một số cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền chưa thường xuyên…
Kết thúc phiên làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Đào Trọng Thi, đề nghị các bộ, ngành hữu quan và địa phương sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan lĩnh vực PCBLXHTE; nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em. Trong chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của QH Khóa XIII, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung; theo đó xác định rõ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, nhà trường, gia đình và cá nhân trong phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()