Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Cônggô đạt được thỏa thuận với phiến quân M23
Ngày 6/2, tại thủ đô Campala (Kampala) của Uganđa, các đại diện của Chính phủ CHDC Cônggô và lực lượng phiến quân M23 đã ký một thỏa thuận sơ bộ, trong đó cả hai bên nhận trách nhiệm về thất bại của một thỏa thuận hòa bình trước đó. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Uganđa Críppút Kiônga (Crispus Kiyonga) - nhà trung gian hòa giải cho cuộc đàm phán tại Campala - cho biết thỏa thuận sơ bộ này là một bước đột phá, đạt được “trên tinh thần hòa giải”, theo đó mỗi bên đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với thất bại của thỏa thuận đạt được ngày 23/3/2009 giữa chính phủ và Đại hội Dân tộc bảo vệ nhân dân (CNDP), tổ chức tiền thân của M23. Theo ông Kiônga, thỏa thuận trên cũng thể hiện thiện chí của hai bên trong việc tiếp tục các cuộc thương lượng nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua.Trước đó, M23 - được cho là nhận sự hậu thuẫn của Ruanđa - đã cáo buộc chính phủ vi phạm thỏa thuận. Trong khi đó, ông Kiônga cho rằng chính M23 đã...
Ngày 6/2, tại thủ đô Campala (Kampala) của Uganđa, các đại diện của Chính phủ CHDC Cônggô và lực lượng phiến quân M23 đã ký một thỏa thuận sơ bộ, trong đó cả hai bên nhận trách nhiệm về thất bại của một thỏa thuận hòa bình trước đó.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Uganđa Críppút Kiônga (Crispus Kiyonga) – nhà trung gian hòa giải cho cuộc đàm phán tại Campala – cho biết thỏa thuận sơ bộ này là một bước đột phá, đạt được “trên tinh thần hòa giải”, theo đó mỗi bên đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với thất bại của thỏa thuận đạt được ngày 23/3/2009 giữa chính phủ và Đại hội Dân tộc bảo vệ nhân dân (CNDP), tổ chức tiền thân của M23. Theo ông Kiônga, thỏa thuận trên cũng thể hiện thiện chí của hai bên trong việc tiếp tục các cuộc thương lượng nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua.
Trước đó, M23 – được cho là nhận sự hậu thuẫn của Ruanđa – đã cáo buộc chính phủ vi phạm thỏa thuận. Trong khi đó, ông Kiônga cho rằng chính M23 đã vi phạm một điều khoản trong thỏa thuận, trong đó nêu rõ bất cứ tranh chấp nào đều phải được giải quyết bằng “biện pháp chính trị” chứ không phải quân sự. Hồi tháng 11/2012, M23 đã chiếm Gôma (Goma), thành phố lớn nhất ở miền Đông CHDC Cônggô, nhưng sau đó đã rút khỏi thành phố này do áp lực quốc tế.
Kể từ tháng 12/2012, Chính phủ CHDC Cônggô và M23 đã tiến hành thương lượng tại thủ đô Campala của Uganđa dưới cái tên Hội nghị quốc tế về vùng Hồ Lớn, một tổ chức khu vực mà trong đó cả CHDC Cônggô và Ruanđa đều là thành viên.
Nhóm phiến quân M23 nguyên là lực lượng của người Tútxi (Tutsi) sáp nhập vào quân đội CHDC Cônggô từ năm 2009, song đầu năm 2012 đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt. Cuộc xung đột giữa M23 với chính phủ diễn biến phức tạp khi các nước láng giềng Ruanđa và Uganđa bị cáo buộc ủng hộ cho lực lượng phiến quân ở CHDC Cônggô. Hai quốc gia này đều phủ nhận cáo buộc.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()