Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục
Ngày 9/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2013 /NĐ – CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
Ngày 9/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2013 /NĐ – CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
Nghị định gồm 7 Chương, 29 Điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, bao gồm: Tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục.
Theo Nghị định, đối tượng thanh tra bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng thanh tra giáo dục.
Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định nêu rõ: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Nghị định còn quy định chi tiết về hoạt động của Thanh tra giáo dục, thanh tra viên và công tác viên thanh tra giáo dục, trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra giáo dục… Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013.
Theo CPV
Ý kiến ()