Chiến tranh mạng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta cảnh báo, các cuộc tiến công bằng vi-rút máy tính vào hai công ty năng lượng ở A-rập Xê-út và Ca-ta cho thấy, Mỹ và các nước đồng minh đang đối mặt nguy cơ nổ ra một cuộc tiến công trong không gian mạng có thể gây thiệt hại lớn như vụ khủng bố ngày 11-9-2001 hay có thể ví như trận "Trân Châu cảng trên mạng"!Mặc dù không chỉ đích danh I-ran tiến hành cuộc tiến công mạng nói trên, nhưng ông Pa-nét-ta cảnh báo chính quyền Tê-hê-ran đã nỗ lực sử dụng không gian mạng để giành lợi thế.Không rõ thực hư câu chuyện về nguy cơ "Trân Châu cảng trên mạng" ra sao, nhưng tờ Thời báo Niu Oóc cho biết, Mỹ đang đẩy mạnh một chương trình chiến tranh mạng chủ yếu chống I-ran với mật danh "Chiến dịch Ô-lim-pích", nhằm phát tán các loại vi-rút để phá hủy hệ thống máy tính liên quan chương trình hạt nhân của I-ran. Thực tế, Mỹ là nước sử dụng chiến tranh mạng "tích cực" nhất trên thế giới và Lầu Năm góc đang đầu tư cho cuộc chiến này khoảng ba...
Mặc dù không chỉ đích danh I-ran tiến hành cuộc tiến công mạng nói trên, nhưng ông Pa-nét-ta cảnh báo chính quyền Tê-hê-ran đã nỗ lực sử dụng không gian mạng để giành lợi thế.
Không rõ thực hư câu chuyện về nguy cơ “Trân Châu cảng trên mạng” ra sao, nhưng tờ Thời báo Niu Oóc cho biết, Mỹ đang đẩy mạnh một chương trình chiến tranh mạng chủ yếu chống I-ran với mật danh “Chiến dịch Ô-lim-pích”, nhằm phát tán các loại vi-rút để phá hủy hệ thống máy tính liên quan chương trình hạt nhân của I-ran. Thực tế, Mỹ là nước sử dụng chiến tranh mạng “tích cực” nhất trên thế giới và Lầu Năm góc đang đầu tư cho cuộc chiến này khoảng ba tỷ USD/năm.
Lịch sử cho thấy, Mỹ vốn “nổi tiếng” trong việc “vẽ ra” và thổi phồng những “nguy cơ” nhằm mở đường cho việc phát động các cuộc chiến tranh. Lần này, dư luận nghi ngờ rằng, Mỹ đang cố “tạo ra” những “cớ hợp pháp” nhằm biện minh cho một cuộc chiến tranh chống I-ran.
Theo Nhandan
Ý kiến ()