Ngày 5-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố chiến lược quân sự mới của Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực châu Á và cắt giảm quy mô lực lượng quân sự khi Lầu Năm Góc tìm cách cắt giảm gần một nửa tỷ USD ngân sách quốc phòng sau một thập kỷ sa lầy vào các cuộc chiến tranh.Theo chiến lược mới này, Mỹ sẽ duy trì lực lượng quân đội có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến quan trọng trong khi vẫn có thể ngăn chặn mối hiểm họa thứ hai. Trong quá khứ, Lầu năm góc đã từng cố gắng duy trì một lực lượng có thể chiến đấu và giành chiến thắng cùng lúc hai cuộc chiến tranh.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Lầu Năm Góc sẽ duy trì lực lượng quân đội “tinh gọn hơn” và số lượng cắt giảm chính thức sẽ không được công bố cho đến khi Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn thành ngân sách dự kiến cho năm 2013.Theo các quan chức chính phủ, Mỹ có thể tinh giảm lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến...
Ngày 5-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố chiến lược quân sự mới của Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực châu Á và cắt giảm quy mô lực lượng quân sự khi Lầu Năm Góc tìm cách cắt giảm gần một nửa tỷ USD ngân sách quốc phòng sau một thập kỷ sa lầy vào các cuộc chiến tranh.
Theo chiến lược mới này, Mỹ sẽ duy trì lực lượng quân đội có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến quan trọng trong khi vẫn có thể ngăn chặn mối hiểm họa thứ hai. Trong quá khứ, Lầu năm góc đã từng cố gắng duy trì một lực lượng có thể chiến đấu và giành chiến thắng cùng lúc hai cuộc chiến tranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Lầu Năm Góc sẽ duy trì lực lượng quân đội “tinh gọn hơn” và số lượng cắt giảm chính thức sẽ không được công bố cho đến khi Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn thành ngân sách dự kiến cho năm 2013.
Theo các quan chức chính phủ, Mỹ có thể tinh giảm lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến từ 10% đến 15% trong thập kỷ tới tương đương với từ 76 nghìn đến 114 nghìn lính.
Chiến lược mới cũng nhấn mạnh “lợi ích lâu dài’ của Mỹ tại châu Âu và tầm quan trọng của NATO, song cũng nói rằng lực lượng quân đội triển khai tại châu Âu phải “nâng tầm” sau những lần thay đổi, tạo điều kiện cho việc tinh giản quân số.
Các quan chức chính phủ cho biết, Mỹ sẽ cắt giảm thêm lực lượng binh lính trên mặt đất ở châu Âu và số lượng cắt giảm có thể lên tới một lữ đoàn chiến đấu tương đương với khoảng ba nghìn đến bốn nghìn binh lính.
Ngoài ra, chiến lược mới chú trọng vào việc duy trì lợi ích ổn định của Mỹ tại khu vực Trung Đông và “tiếp tục nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên”.
Chiến lược mới cũng kêu gọi tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an ninh không gian mạng. Chiến tranh mạng và máy bay không người lái tiếp tục là ưu tiên phát triển hàng đầu. Đồng thời, đề xuất việc Mỹ có thể cắt giảm thêm kho vũ khí hạt nhân mà không gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Sau khi được công bố, chiến lược mới đã gặp phải những phản ứng khác nhau. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain cho rằng “Mỹ không thể đáp ứng được ngân sách quốc phòng”. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Buck McKeon khẳng định: “Đây là chiến lược “lãnh đạo từ phía sau” của một nước Mỹ bị bỏ lại phía sau”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()