LSO-Với những thành công của việc thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 1993-2000, Lạng Sơn bước vào thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 2001-2010 với những mục tiêu cao hơn và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng...Cho trẻ uống Vitamin A tại Trung tâm Y tế thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan - Ảnh: Bảo VyĐây là giai đoạn mà tổ chức bộ máy của ngành dân số có nhiều biến động. Nếu cuối năm 2001 là sự hợp nhất của 2 Ủy ban: Ủy ban Dân số KHHGĐ và Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì đến tháng 3/2008 giải thể Ủy ban Dân số- Gia đình & Trẻ em để thành lập Chi cục Dân số trực thuộc Sở Y tế. Tuy có những biến động lớn về bộ máy tổ chức, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chủ động của ngành, công tác dân số-KHHGĐ ở tỉnh ta vẫn được duy trì và hoạt động khá nền nếp. Cùng với kiện toàn bộ máy cấp tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên...
LSO-Với những thành công của việc thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 1993-2000, Lạng Sơn bước vào thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 2001-2010 với những mục tiêu cao hơn và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng…
|
Cho trẻ uống Vitamin A tại Trung tâm Y tế thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan – Ảnh: Bảo Vy |
Đây là giai đoạn mà tổ chức bộ máy của ngành dân số có nhiều biến động. Nếu cuối năm 2001 là sự hợp nhất của 2 Ủy ban: Ủy ban Dân số KHHGĐ và Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì đến tháng 3/2008 giải thể Ủy ban Dân số- Gia đình & Trẻ em để thành lập Chi cục Dân số trực thuộc Sở Y tế.
Tuy có những biến động lớn về bộ máy tổ chức, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chủ động của ngành, công tác dân số-KHHGĐ ở tỉnh ta vẫn được duy trì và hoạt động khá nền nếp. Cùng với kiện toàn bộ máy cấp tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên (CTV) ở cơ sở được quan tâm củng cố; sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhiều hơn, thiết thực hơn, nên sức mạnh tổng hợp đã được phát huy.
Cùng với việc thực hiện Pháp lệnh Dân số, nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã nhanh chóng đi vào cuộc sống; nhận thức của toàn xã hội đã có chuyển biến rõ rệt; mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi; sự gia tăng nhanh về dân số đã được khống chế.
Năm 2010, toàn tỉnh có quy mô dân số là 740 ngàn người, thấp hơn quy mô dân số dự kiến là 776.500 người. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm dần từ 3,8 con năm 1996 xuống còn 1,84 con năm 2010- đạt và vượt chỉ tiêu về mức sinh thay thế. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giữa 2 đợt tổng điều tra (1999-2009) là 0,4% (giai đoạn 1989-1999 là 1,44%). Tỷ lệ giảm sinh bình quân hằng năm giảm 0,8 %o. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại tăng trung bình mỗi năm từ 1,5-2% và đạt 75,8% vào năm 2010. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần và ở mức dưới 10%. Chất lượng dân số đã được nâng lên.
Kết quả trên là sự tổng hợp của một loạt giải pháp, từ ban hành chính sách sát đúng đến việc triển khai thực hiện chính sách; từ tuyên truyền đến nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần để đáp ứng nhu cầu của người dân; từ việc thực hiện thường xuyên đến hiệu quả của các chiến dịch đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao đến quan tâm đa dạng các đối tượng.
Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ đã được triển khai tới 100% chi đảng bộ, trên 95% đảng viên và 70% quần chúng nhân dân được quán triệt. Công tác tuyên truyền được thực hiện đồng bộ, từ tuyên truyền trực tiếp đến đội ngũ báo cáo viên và huy động sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhận thức rõ vai trò của công tác dân số trong chiến lược phát triển KTXH, các địa phương đều đưa công tác dân số vào các nghị quyết, kế hoạch phát triển từng năm và kế hoạch 5 năm; trong sơ kết tổng kết đều có kiểm điểm việc đã thực hiện và đề ra phương hướng cho giai đoạn sau. Đổi mới mạnh mẽ cách thức tuyên truyền và xác định rõ “đối tượng đích” để tuyên truyền.
Ngoài các đối tượng “truyền thống” như các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, công tác tuyên truyền chú trọng đến những người có uy tín trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; đối tượng thanh niên, vị thành niên. Các loại hình sinh hoạt như câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân, CLB không sinh con thứ 3, CLB nam nông dân với công tác dân số-KHHGĐ, CLB gia đình trẻ… được duy trì, phát triển và nhân rộng.
Trong 10 năm qua, Lạng Sơn đã tổ chức mở 5 đợt chiến dịch “Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao” tại 1700 lượt xã phường thị trấn, có trên 800.000 lượt đối tượng được thụ hưởng. Các chiến dịch này không những trực tiếp mang dịch vụ KHHGĐ đến từng người dân, có tác dụng rõ rệt nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, qua đó nâng cao nhận thức về công tác dân số/KHHGĐ.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là về phụ cấp, song trên 2600 cộng tác viên dân số thôn bản vẫn nhiệt tình. Họ vẫn hàng ngày hàng giờ gắn bó với bà con, vừa tuyên truyền, vừa cung cấp dịch vụ KHHGĐ tới tận tay người sử dụng. Chính họ là người đã “giữ nhịp”cho công tác dân số ổn định và phát triển bền vững.
Mười năm, thời gian chưa nhiều so với nửa thế kỷ của công tác dân số, song 10 năm qua là giai đoạn mang tính “đột phá” về công tác dân số. Là một tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc thiểu số, song nhiều mục tiêu về dân số/KHHGĐ mà chúng ta đạt được cao hơn mức bình quân của toàn quốc; trong tốp 13 tỉnh giảm mức sinh hằng năm và có mức sinh thấp vào năm 2010. Hiệu quả của việc thực hiện tốt chiến lược dân số giai đoạn 2001-2010 đã góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển KT-XT, nâng cao thu nhập cho người dân; cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3-4% mỗi năm.
Minh Hồng
Ý kiến ()