Chiến dịch “Hannibal” của Hitler: Cuộc di tản bằng đường biển lớn nhất trong lịch sử
Ngay cuối năm 1944, nhiều nhân vật cấp cao tại Berlin đã hiểu rằng, Đức Quốc xã chắc chắn sẽ thất bại trong Thế chiến II. Tuy nhiên, giới cầm quyền phát-xít không vội đầu hàng, bởi nhiệm vụ hàng đầu của chúng là giải cứu “chủng tộc người Đức” thoát khỏi chính quyền Bolshevik.
Trong 4 tháng đầu năm 1945 (từ ngày 23-1 đến 8-5), từ Đông Phổ và những khu vực ven biển khác đã tiến hành di tản 2 triệu dân thường và quân nhân. Chiến dịch “Hannibal” trở thành cuộc di tản bằng đường biển lớn nhất trong lịch sử.
Cuộc di tản bằng đường biển trong chiến dịch “Hannibal” của Hitler. Nguồn: russian7.ru |
T ì nh h ì nh ch í nh trị – qu â n sự
Ý tưởng về sự cần thiết của cuộc di tản được đưa ra vào 12-1-1945, ngày Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công chiến lược Đông Phổ. Ngay lập tức, lính xe tăng của Đức chịu thất bại ở khu vực Insterburg. Tại Đông Phổ, nơi người Đức định cư từ thế kỷ XIII, có 2,5 triệu dân thường sinh sống. Người khởi xướng chiến dịch di tản này là Đại Đô đốc Karl Dönitz.
“Mọi người chạy về phía Tây để không rơi vào tay người Nga…”, Karl Dönitz viết trong hồi ký về những ngày đó, lý giải tại sao chiến dịch di tản người Đức trở thành “nhiệm vụ hàng đầu” của ông ta.
Kế hoạch D ö nitz
Việc di tản trên biển Baltic dành ưu tiên trước hết là cho phụ nữ và trẻ em. Chiến dịch bắt đầu ngày 23-1-1945, khi từ cảng Gotenhafen (thành phố Gdynia, Ba Lan) rời đi những chiếc tàu ngầm chở người lánh nạn. Theo số liệu của các nhà sử học Đức, tên gọi “Chiến dịch Gannibal” chỉ liên quan đến chuyến tàu này, chứ không hề liên quan đến toàn bộ các hoạt động vận chuyển người bằng đường biển. Trong lực lượng hải quân Đức Quốc xã đã thành lập và điều sang mặt trận phía Đông những sư đoàn hải quân với tổng quân số là 50.000 người. Những sư đoàn này đã kìm giữ được những khu vực cảng biển, như cảng Pillau ở Königsberg, cho đến tận cuối tháng 4-1945.
Để tiến hành di tản, Đức Quốc xã sử dụng toàn bộ tàu bè hiện có, cả tàu chiến lẫn tàu thương mại do Đại Đô đốc Karl Dönitz chỉ huy. Các nhà máy sửa chữa tàu thủy tiếp tục làm việc hết công suất để chuẩn bị tàu bè cho chuyến đi dài. Trong khi nhiều cơ sở hạ tầng khác từ tháng 3-1945 đã bị chính người Đức phá hủy, thì các cảng biển và nhà máy đóng tàu vẫn tiếp tục hoạt động cho đến giờ phút cuối cùng.
Việc dần dần tập trung quyền lực quân sự và dân sự vào tay Dönitz đã giúp ông ta nâng tầm ảnh hưởng chính trị. Nhờ đó, ông ta từ Đại Đô đốc đã trở thành Tổng thống sau khi Adolf Hitler tự tử.
Qu á tr ì nh di tản
Các cuộc không kích liên tục của quân đồng minh đã làm ảnh hưởng đến quá trình di tản. Một số tàu vận chuyển người lánh nạn đã bị bắn chìm. Chẳng hạn, tàu “Goya” đắm trên vùng biển Baltic đã làm 7.000 người thiệt mạng, còn cuộc không kích vào tàu “Wilhelm Gustloff” cướp đi sinh mạng của 4.000 người. Tàu biển thường xuyên trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên, Karl Dönitz từng viết, 99% hành khách đã được đưa đến an toàn tại các cảng phương Tây thuộc vùng biển Baltic. Chính phủ Đức Quốc xã khi đó đã có bản đồ phân chia lãnh thổ Đức dự kiến sau chiến tranh giữa Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô. Cho nên, quân phát-xít cố gắng để vào thời điểm đầu hàng, càng nhiều người Đức chạy được sang bên kia bờ tây sông Elbe càng tốt. Những người di tản cập bờ tại các cảng phía bắc, như cảng Damp ở Schleswig-Holstein. Di tản đến đây có người dân Đông Phổ, Pomerania và Courland (trong số họ có cả người Latvia).
Số lượng dân thường được di tản lên đến 800.000 người. Vì nguyên tắc hoạt động bí mật, nên không phân biệt được trong số họ ai là quan chức, lãnh đạo cấp cao của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Đảng Quốc xã-NSDAP) và thành viên gia đình họ. Những người di tản còn lại là quân nhân, trong đó có 355.000 người bị thương điều trị trong các bệnh viện.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những người Đức rời vùng đất phía đông đất nước vẫn không quên vai trò của Karl Dönitz và tiếp tục dành sự kính trọng đối với cựu Đại Đô đốc này. Tuy nhiên, trái ngược với hồi ký của Dönitz, các nhà sử học Đức đương thời cho rằng, việc di tản dân thường trong bất kỳ trường hợp nào cũng đã không xảy ra, vì nó gây ảnh hưởng đến nhu cầu lánh nạn của quân nhân Đức thời điểm đó.
Theo Quandoinhandan
Ý kiến ()