LSO-Đó là chiếc áo lụa của Bác Hồ. Chiếc áo lụa đó hiện lưu tại Bảo tàng cách mạng. Nhân ngày Thương binh toàn quốc đầu năm 1947, Bác Hồ đã trao cho Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc chiếc áo lụa mà chị em phụ nữ đã biếu Bác để bán đấu giá gây quỹ giúp thương binh.Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam Bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên vị Cha già dân tộc - Ảnh: Tư liệuVới lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, nhiều tập thể và cá nhân muốn mua chiếc áo ấy. Trên chiến khu Việt Bắc, Liên hiệp Công đoàn Bắc Cạn đã mua được chiếc áo này với giá cao nhất là 46.700 đồng Đông Dương. Trong khi đó, ở Nam Bộ, ông Cao Triều Phát cũng vận động bà con tín đồ đạo Cao Đài mua chiếc áo ấy với giá 100.000 đồng Đông Dương nhưng do giao thông khó khăn, bức điện của ông Cao Triều Phát đến Ban tổ chức ngày thương binh toàn quốc quá muộn. Nhận được điện do Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc...
LSO-Đó là chiếc áo lụa của Bác Hồ. Chiếc áo lụa đó hiện lưu tại Bảo tàng cách mạng. Nhân ngày Thương binh toàn quốc đầu năm 1947, Bác Hồ đã trao cho Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc chiếc áo lụa mà chị em phụ nữ đã biếu Bác để bán đấu giá gây quỹ giúp thương binh.
|
Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam Bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên vị Cha già dân tộc – Ảnh: Tư liệu |
Với lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, nhiều tập thể và cá nhân muốn mua chiếc áo ấy. Trên chiến khu Việt Bắc, Liên hiệp Công đoàn Bắc Cạn đã mua được chiếc áo này với giá cao nhất là 46.700 đồng Đông Dương. Trong khi đó, ở Nam Bộ, ông Cao Triều Phát cũng vận động bà con tín đồ đạo Cao Đài mua chiếc áo ấy với giá 100.000 đồng Đông Dương nhưng do giao thông khó khăn, bức điện của ông Cao Triều Phát đến Ban tổ chức ngày thương binh toàn quốc quá muộn. Nhận được điện do Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc chuyển đến, Liên hiệp Công đoàn Bắc Cạn đã quyết định gửi tặng chiếc áo này cho ông Cao Triều Phát và tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Sau khi nghe Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc báo cáo việc trên, Bác Hồ đã viết thư cho ông Cao Triều Phát. Cùng với bức thư, Bác gửi tặng ông Cao Triều Phát tấm ảnh Bác làm kỷ niệm. Tấm ảnh này in trên giấy ảnh cũ, đầu bức ảnh có dòng chữ mực tím viết tay “Tặng ông Cao Triều Phát đoàn kết kháng chiến thống nhất độc lập”. Phía dưới bức ảnh ở bên trái, có dòng chữ mực tím viết tay “10-47”, bên phải có chữ ký của Bác bằng mực tím. Áo, thư và ảnh của Bác được giao cho ông Bùi Thái Dương mang vào Nam Bộ trao trực tiếp cho ông Cao Triều Phát nhưng lúc đó ông Cao Triều Phát bận công tác, ông Bùi Thái Dương không gặp ông Cao Triều Phát, ông Bùi Thái Dương đã nhờ Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ chuyển tới ông Cao Triều Phát chiếc áo, bức thư và tấm ảnh Bác Hồ.
Nhận được áo, thư, ảnh của Bác Hồ, ông Cao Triều Phát rất trân trọng, ông giữ gìn rất cẩn thận, luôn luôn mang theo bên mình như báu vật trong suốt những năm kháng chiến. Khi tập kết ra miền Bắc, ông mang theo những kỷ vật đó. Sau khi ông qua đời, gia đình ông đã trao những báu vật này cho Bảo tàng cách mạng Việt Nam lưu giữ.
Trung Thành
Ý kiến ()