LSO-Trong những năm qua, những người tham gia bảo vệ và phát triển rừng chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng trực tiếp là lâm sản, hoặc một phần tiền công từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, một cách gián tiếp rừng giúp điều tiết nguồn nước, chống xói mòn cho các công trình thuỷ điện, cung cấp nước sạch, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái…Nhưng người ta luôn coi đó là tất yếu và chưa thể hiện trách nhiệm của mình đối với rừng. Hay nói cách khác, các dịch vụ đó chưa hề quan tâm đến việc chi trả kinh phí cho những người bảo vệ và phát triển rừng - Một yếu tố quan trọng để cho các dịch vụ đó phát triển bền vững.Trong tương lai, chủ rừng sẽ được trả phí tương đương với dịch vụ mà khu rừng của họ tạo raTừ thực tiễn đó, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai chính sách thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Theo đó, các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nước sạch, công ty...
LSO-Trong những năm qua, những người tham gia bảo vệ và phát triển rừng chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng trực tiếp là lâm sản, hoặc một phần tiền công từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, một cách gián tiếp rừng giúp điều tiết nguồn nước, chống xói mòn cho các công trình thuỷ điện, cung cấp nước sạch, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái…Nhưng người ta luôn coi đó là tất yếu và chưa thể hiện trách nhiệm của mình đối với rừng. Hay nói cách khác, các dịch vụ đó chưa hề quan tâm đến việc chi trả kinh phí cho những người bảo vệ và phát triển rừng – Một yếu tố quan trọng để cho các dịch vụ đó phát triển bền vững.
|
Trong tương lai, chủ rừng sẽ được trả phí tương đương với dịch vụ mà khu rừng của họ tạo ra |
Từ thực tiễn đó, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai chính sách thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Theo đó, các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nước sạch, công ty du lịch…hưởng lợi từ rừng sẽ phải chi trả chi phí dịch vụ với các mức khác nhau. Qua hơn 2 năm triển khai thí điểm, đã thu được trên 117 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ các doanh nghiệp, số tiền này được chuyển vào quỹ và chi trả cho những đơn vị, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng. Chính sách này đã nhanh chóng tạo được sự đồng thuận và phát huy hiệu quả. Theo đánh giá của Bộ NN& PTNT, tại những nơi thực hiện cơ chế này, rừng được bảo vệ rất tốt, số vụ phá rừng giảm 50%, Nhà nước không phải bỏ ngân sách để giữ rừng.
Đó là câu chuyện của các địa phương đã triển khai thí điểm chính sách chi trả, trở lại Lạng Sơn, theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 648.224,80 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 372.500,81 ha, chiếm 44,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên là trên 203 nghìn ha; rừng trồng xấp xỉ 170 nghìn ha. Diện tích đất chưa có rừng là 275.744 ha, trong đó đất trống trảng cỏ là trên 63,5 nghìn ha; đất trống cây bụi là 65,8 nghìn ha; đất trống cây gỗ rải rác là 146,4 nghìn ha. Điểm qua vài con số thống kê như vậy để thấy được một phần tiềm năng về phát triển rừng của Lạng Sơn, trên thực tế trong suốt những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, phát triển rừng và luôn xác định rừng là thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên thực tế cũng phải thừa nhận rằng, phát triển kinh tế rừng ở Lạng Sơn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Công tác quản lý và bảo vệ rừng đã được tăng cường, số vụ vi phạm cũng có dấu hiệu giảm qua từng năm, nhưng thực chất đó chỉ là giảm cơ học theo diện tích rừng. Hay nói cách khác, diện tích rừng bị thu hẹp thì số vụ vi phạm mới giảm, ý thức tự giác bảo vệ rừng của nhân dân còn nhiều hạn chế. Công tác trồng rừng vẫn còn dựa rất nặng vào ngân sách nhà nước. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng câu chuyện vẫn hay được nhắc đi, nhắc lại là mức khoán bảo vệ, khoanh nuôi, phát triển rừng còn quá thấp, nên người dân chưa mặn mà, cùng với đó là rừng cũng mới chỉ được khai thác giá trị một cách trực tiếp đó là khai thác lâm sản. Trong khi đó, một cách gián tiếp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch, cơ sở khai thác gây ô nhiễm….trên địa bàn tỉnh hưởng lợi từ rừng mà chưa phải trả bất kỳ một loại phí nào cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều ý kiến của những cán bộ lâu năm trong ngành lâm nghiệp khẳng định: Nếu áp dụng chính sách chi trả dịch vụ phí môi trường rừng, thì Lạng Sơn sẽ giải quyết được một trong những hạn chế cơ bản trong phát triển rừng.
Ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo Nghị định, rừng được chi trả là các khu rừng cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường rừng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Loại dịch vụ môi trường gồm: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho đời sống, sản xuất…Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ cho chủ của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Quang Chinh, Phó Giám đốc phụ trách lâm nghiệp Sở NN&PTNT cho biết: Ngành chuyên môn sẽ thực hiện rà soát lại các loại rừng trên địa bàn tỉnh một lần nữa và cùng với các ngành đánh giá dịch vụ mà các khu rừng đó mang lại, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách. Sẽ không phải đợi lâu, bởi cuộc tổng điều tra về nông, lâm, thuỷ sản đang sắp diễn ra sẽ cung cấp những số liệu chính xác nhất cho ngành NN&PTNT để thực hiện công tác tham mưu. Không chỉ là về kinh tế, mà đó còn là cách hành xử công bằng đối với những đơn vị, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển “mỏ vàng xanh” của tỉnh.
Lê Minh
Ý kiến ()