Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lên 50,5 điểm
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng HSBC, chỉ số Purchasing Managers Index (chỉ số quản lý mua hàng - PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 11 tăng 1,8 điểm so với tháng trước đó, lên 50,5 điểm. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lên 50,5 điểm (Ảnh: M.P)Như vậy, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã vượt trên ngưỡng trung bình 50 điểm lần đầu tiên trong 14 tháng qua. Mặc dù chỉ số tháng 11 chỉ thể hiện mức cải thiện nhỏ về các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất nói chung nhưng đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Theo HSBC, sự cải thiện các điều kiện hoạt động phản ánh sự tăng trưởng trở lại của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 11. Sản lượng đã tăng với mức độ lớn nhất kể từ tháng 9/2011, kết thúc thời kỳ sụt giảm kéo dài suốt 7 tháng qua. Mức độ sản xuất chủ yếu được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước trong tháng 11, trong khi lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm. Nguyên nhân là...
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng HSBC, chỉ số Purchasing Managers Index (chỉ số quản lý mua hàng – PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 11 tăng 1,8 điểm so với tháng trước đó, lên 50,5 điểm.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lên 50,5 điểm (Ảnh: M.P) |
Như vậy, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã vượt trên ngưỡng trung bình 50 điểm lần đầu tiên trong 14 tháng qua. Mặc dù chỉ số tháng 11 chỉ thể hiện mức cải thiện nhỏ về các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất nói chung nhưng đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.
Theo HSBC, sự cải thiện các điều kiện hoạt động phản ánh sự tăng trưởng trở lại của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 11. Sản lượng đã tăng với mức độ lớn nhất kể từ tháng 9/2011, kết thúc thời kỳ sụt giảm kéo dài suốt 7 tháng qua. Mức độ sản xuất chủ yếu được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước trong tháng 11, trong khi lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm. Nguyên nhân là do nhu cầu ở khu vực châu Á giảm và tình trạng tiếp tục suy thoái kinh tế ở châu Âu. Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng mới tổng thể tăng lên trở lại vào tháng 11, giúp kết thúc thời kỳ sụt giảm kéo dài suốt 6 tháng. Mặc dù mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 11 khá nhỏ nhưng lại là tốc độ tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm 8 tháng liên tiếp cho thấy năng lực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam không chịu nhiều sức ép.
Ngoài ra, số lượng nhân công tiếp tục tăng cũng góp phần vào việc giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng. Tốc độ tạo việc làm tăng nhẹ so với tháng 10 và là mức tăng đáng kể nhất trong một năm qua.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()