Kỳ I: Cuộc sống dưới tán rừng thôngKỳ II: Diện mạo mới của khu cửa khẩu Chi MaLSO-Việc khai thác nhựa thông của bà con tuy không đúng cách và cũng chẳng tuân theo quy trình khai thác, nhưng nói gì thì nói, một điều không thể phủ nhận đó là nhờ nhựa thông mà cuộc sống của nhiều hộ dân ở các xã Yên Khoái, Tú Mịch, Bằng Khánh (Lộc Bình) khấm khá lên trông thấy. Theo một số bà con ở khu tái định cư cửa khẩu Chi Ma cho biết thì, mỗi ngày bình quân một hộ thu được từ vài chục đến trăm nghìn từ cạo nhựa thông. Cùng đó, nhờ bán nhựa thông trong thời gian qua mà nhiều nhà đã mua được xe máy, ti-vi, và có nhà thu mạnh hơn đã xây được cả nhà.Anh Nghiệp trao đổi với phóng viên về việc khai thác nhựa thôngThực tế, vì cái lợi trước mắt, mà người dân khai thác nhựa thông một cách ồ ạt, vô tổ chức không cần biết cây to hay nhỏ. Và khai thác nhựa kiểu này thì chỉ hai, ba năm nữa những cách rừng thông bạt ngàn sẽ...
Kỳ II: Diện mạo mới của khu cửa khẩu Chi Ma
LSO-Việc khai thác nhựa thông của bà con tuy không đúng cách và cũng chẳng tuân theo quy trình khai thác, nhưng nói gì thì nói, một điều không thể phủ nhận đó là nhờ nhựa thông mà cuộc sống của nhiều hộ dân ở các xã Yên Khoái, Tú Mịch, Bằng Khánh (Lộc Bình) khấm khá lên trông thấy.
Theo một số bà con ở khu tái định cư cửa khẩu Chi Ma cho biết thì, mỗi ngày bình quân một hộ thu được từ vài chục đến trăm nghìn từ cạo nhựa thông. Cùng đó, nhờ bán nhựa thông trong thời gian qua mà nhiều nhà đã mua được xe máy, ti-vi, và có nhà thu mạnh hơn đã xây được cả nhà.
|
Anh Nghiệp trao đổi với phóng viên về việc khai thác nhựa thông |
Thực tế, vì cái lợi trước mắt, mà người dân khai thác nhựa thông một cách ồ ạt, vô tổ chức không cần biết cây to hay nhỏ. Và khai thác nhựa kiểu này thì chỉ hai, ba năm nữa những cách rừng thông bạt ngàn sẽ bị “xóa sổ”, mà người chịu thiệt thòi chẳng phải ai khác mà chính là bà con. Bởi khi hết nhựa, gỗ thông không còn bán được bao nhiêu. Thiệt hại lớn hơn nữa là bà con đánh mất nguồn thu lâu dài và bền vững từ rừng. Trao đổi về việc này, ông Hoàng Văn Na, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khoái khẳng định: nhận biết tác hại sâu xa của việc khai thác nhựa thông bừa bãi, chính quyền xã đã đến tận các thôn để tuyên truyền cho bà con biết, nhưng vì cuộc sống, bà con chẳng thể làm khác, và là rừng của dân nên chính quyền chỉ biết vận động chứ không thể ngăn cấm. Lời tâm sự của người đã gắn bó với khu vực cửa khẩu Chi Ma từ nhiều năm nay đã nói lên sự cần thiết phải tìm ra hướng phát triển kinh tế mới cho bà con xung quanh khu vực này. Nói một cách khác, khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma cần đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thành các dự án, trước mắt là dự án chợ Chi Ma. Ông Hoàng Minh Đức, Tổ trưởng Tổ Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma (trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, Yên Khoái (Lộc Bình) là một trong ba khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) lớn của tỉnh Lạng Sơn. Từ năm 2002, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết KKTCK Chi Ma – Tú Mịch, trong đó, riêng khu cửa khẩu Chi Ma có tổng diện tích hơn 45ha, được phê duyệt xây dựng 14 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 250,4 tỉ đồng. Nếu khu KTCK Chi Ma hoàn thành và đi vào hoạt động, chưa cần tính đến những hiệu quả kinh tế mà cửa khẩu mang lại cho tỉnh Lạng Sơn, chỉ tính nội việc nó mang đến cơ hội phát triển kinh tế cho bà con nhân dân mấy xã xung quanh khu cửa khẩu Chi Ma, bộ mặt kinh tế – xã hội nơi đây chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Tuy vậy, mấy năm trước việc triển khai xây dựng, tiến độ dự án đầu tư xây dựng cơ bản, có một số cơ sở hạ tầng kinh tế đã được xây dựng đã bị chậm nên phần nào đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân quanh khu vực. Với mục tiêu đưa khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma thành khu kinh tế năng động, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực thúc đẩy kinh tế nội tỉnh phát triển. Ông Hoàng Minh Đức, Tổ trưởng Tổ quản lý Khu KTCK Chi Ma cho biết: trong thời gian qua, dự án đường giao thông trong khu cửa khẩu đã cơ bản hoàn thiện, chỉ còn một nhánh đường chưa xong vì vướng mắc trong chuyện giải phóng mặt bằng, vấn đề này UBND huyện đã ra quyết định cưỡng chế di dời, và trong thời gian tới chắc chắn sẽ xây dựng. Cùng với đó, với chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào khu KTCK Chi Ma, đầu tiên phải kể đến doanh nghiệp Tuấn Minh, đầu tư bãi kiểm hóa, kho hàng tại khu cửa khẩu. Ông Đức cho biết thêm: như đã biết, Trạm Kiểm soát liên hợp thời gian qua chưa đi vào hoạt động, thì vào thời điểm này, với nỗ lực của tỉnh, ngành hải quan, bộ đội biên phòng, dịp này sẽ tiến hành tu sửa, và theo kế hoạch đến tháng 1/2011 sẽ đi vào hoạt động. Đây có thể coi là điểm mốc để khu cửa khẩu đi vào hoạt động thực sự đúng với tầm cỡ của nó. Ngoài Trạm kiểm soát liên hợp nay mai sẽ đi vào hoạt động, khu tái định cư, hệ thống thoát nước kè suối, các nhánh đường phụ trong khu vực cửa khẩu… cũng đã gần như hoàn thành. Cùng đó, bước đầu, dự án chợ Chi Ma đã hình thành, với 20 gian hàng ban đầu, với chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, nhiều hộ đang kinh doanh tại khu cửa khẩu đã đăng ký vào chợ. Tuy vậy, theo ông Đức, để chợ đi vào hoạt động với quy mô lớn và đạt được hiệu quả ngay thì còn cần phải có thời gian và đặc biệt là phải có chính sách ưu đãi đặc thù. Được biết, hiện Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đã trình với UBND tỉnh về phương án thu hút nhân dân vào trong chợ hoạt động. Theo đó, giai đoạt đầu nhà nước chưa thu thuế đất, và hiện đã có 85 hộ đăng ký thuê. Cùng với sự ưu đãi về tiền thuê đất, những hộ trong diện giải tỏa sẽ được ưu tiên cho thuê đầu tiên, điều này nhằm giúp các hộ dân này có điều kiện để phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống. Theo thiết kế, chợ Chi Ma xây dựng chủ yếu phục vụ sự trao đổi hàng hóa nông, lâm sản, hàng tạp hóa sinh hoạt hàng ngày. Sau khi đi vào hoạt động, chợ sẽ hướng đến việc tổ chức chợ phiên cho bà con. Như đã biết, để có 45 ha đất mặt bằng đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế cửa khẩu Chi Ma, đã có khoảng gần 200 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó, có khoảng 50% số hộ dân bị thu hồi toàn bộ diện tích đất ở, đất nông nghiệp, chủ yếu là các hộ dân của thôn Chi Ma. Người nông dân mà không có đất thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, hiện tại dự án chợ Chi Ma chính là cứu cánh duy nhất của bà con.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nói: năm 2011 – 2015 là giai đoạn ổn định ngân sách mới, chính vậy để tăng thu ngân sách thì chúng ta phải tính toán đến những nguồn thu ổn định và lâu dài. Khu KTCK Chi Ma là một trong những kế hoạch như vậy, khi thực sự đi vào hoạt động, khu cửa khẩu Chi Ma sẽ khoác lên một diện mạo mới – đó sẽ là hướng phát triển mạnh và bền vững cho tỉnh Lạng Sơn.
Trí Dũng - Phùng Khiêm
Ý kiến ()