LSO-Tuyến đường từ trung tâm huyện Lộc Bình đi vào cửa khẩu Chi Ma được trải nhựa phẳng lỳ. Dọc hai bên đường là những ruộng lúa vàng, cùng đó là rừng thông xanh mướt. Dưới tán rừng thông, những căn nhà kiên cố mái ngói đỏ nằm lấp lánh dưới nắng khung cảnh thật thanh bình và thơ mộng. Hình ảnh là vậy, nhưng thực chất cuộc sống của nhân dân khu vực lại là sự đối lập khá rõ, nó không thanh bình như nhiều người nghĩ: dân cửa khẩu chắc chắn là giàu.Kỳ I: Cuộc sống dưới tán rừng thôngXã Yên Khoái, huyện Lộc Bình có 8 thôn với hơn 3.000 hộ dân sinh sống. Trước đây cũng như bây giờ nhân dân Yên Khoái nhận khoán đất rừng sản xuất, chính vậy mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn với rừng. Sống dưới tán rừng thông, nên ở đây mâu thuẫn giữa vì rừng liên tục xảy ra. Nào là mâu thuẫn nhân dân trồng rừng và lâm trường, việc này tuy chưa được giải quyết dứt điểm nhưng coi như gần ổn. Hiện nay vì cuộc sống nên lại nảy sinh mẫu thuẫn chính...
LSO-Tuyến đường từ trung tâm huyện Lộc Bình đi vào cửa khẩu Chi Ma được trải nhựa phẳng lỳ. Dọc hai bên đường là những ruộng lúa vàng, cùng đó là rừng thông xanh mướt. Dưới tán rừng thông, những căn nhà kiên cố mái ngói đỏ nằm lấp lánh dưới nắng khung cảnh thật thanh bình và thơ mộng. Hình ảnh là vậy, nhưng thực chất cuộc sống của nhân dân khu vực lại là sự đối lập khá rõ, nó không thanh bình như nhiều người nghĩ: dân cửa khẩu chắc chắn là giàu.
Kỳ I: Cuộc sống dưới tán rừng thông
Xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình có 8 thôn với hơn 3.000 hộ dân sinh sống. Trước đây cũng như bây giờ nhân dân Yên Khoái nhận khoán đất rừng sản xuất, chính vậy mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn với rừng. Sống dưới tán rừng thông, nên ở đây mâu thuẫn giữa vì rừng liên tục xảy ra. Nào là mâu thuẫn nhân dân trồng rừng và lâm trường, việc này tuy chưa được giải quyết dứt điểm nhưng coi như gần ổn. Hiện nay vì cuộc sống nên lại nảy sinh mẫu thuẫn chính trong lòng người dân trồng rừng: khai thác thông sớm hay muộn, giữ thông hay nghèo và đói. Đặt mục tiêu phải vì cuộc sống lên trên hết nên họ đành phải khai thác nhựa thông khi cây thông chưa đến độ tuổi khai thác.
|
Ông Hoàng Văn Na, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khoái cho biết: bình quân lương thực có hạt tính theo đầu người của xã hiện là 500kg/người/năm. Tuy nhiên, thời gian qua nguồn thu chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên địa phương vẫn còn 12% hộ nghèo. Các hộ khác tuy không nằm trong diện hộ nghèo nhưng cuộc sống cũng không dư dật bao nhiêu. Có lẽ vậy mà từ đầu năm 2010 đến nay, người dân ở Yên Khoái đã khai thác nhựa thông để bán cho các tư thương bên phía Trung Quốc, mặc dù những cánh rừng thông này mới hơn 10 năm tuổi. Phó Chủ tịch xã Hoàng Văn Na cho biết: tổng diện tích toàn xã có khoảng 1.800ha thông, tuy nhiên cây từ 15 tuổi trở lên chỉ có khoảng 1/3 tổng diện tích này. Từ năm 2008 đổ về trước, bà con ở Yên Khoái chưa hề khai thác nhựa thông, mặc dù các xã xung quanh đã làm, nhưng nay do cơ chế thông quan giữa giữa 2 nước, xe hàng từ Việt Nam có thể đi thẳng vào bãi kiểm hóa bên phía nước bạn nên Hợp tác xã bốc xếp Biên Cương không còn hoạt động, từ đó người dân địa phương cũng không còn việc để làm, thu nhập giảm sút, vậy là, bà còn đành phải khai thác nhựa thông để bán, mặc dù hiệu quả kinh tế không cao. Tìm hiểu thực tế, được biết, huyện Lộc Bình, một trong những huyện nổi tiếng có diện tích rừng thông lớn nhất tỉnh, ở đây gần như nhà nào cũng có từ vài trăm đến vài nghìn cây thông. “Nghề” khai thác nhựa thông ở đây đã có từ lâu đời, nhưng gần đây mới rộ lên vì bên tư thương Trung Quốc đấy giá lên cao từ 35.000 – 45.000 đồng/kg nên người người, nhà nhà tranh thủ vào rừng cạo nhựa thông để bán. Người dân các xã Yên Khoái, Tú Mịch, Hữu Khánh (Lộc Bình) thi nhau vào rừng thông của gia đình mình khai thác nhựa không cần biết cây to hay nhỏ, sau đó đem nhựa thông sang bán cho tư thương Trung Quốc.
Anh Lộc Văn Nghiệp, thôn Bản Khiếng, xã Hữu Khánh tâm sự: năm nay 32 tuổi, có vợ và 2 con nhỏ, nhà chỉ có 3 sào ruộng, trước đi làm thuê còn đỡ, nay không có việc nên gia đình gặp khó khăn, nếu không khai thác nhựa thông để bán thì chắc sẽ đói mất. Anh Nghiệp tâm sự thật lòng rằng: nhà có ít thông nên khai thác cũng chẳng được bao nhiêu, do vậy nếu ai có nhiều thì đi khai thác thuê cho họ. Vì là cây đi thuê nên không quan tâm cây sống hay chết miễn là làm thế nào để ra thật nhiều nhựa càng tốt, thường thì cạo sâu và nhiều lần hơn cây của nhà. Theo anh Nghiệp, một cây thông 15 tuổi nếu khai thác vừa phải, đúng quy trình thì cũng chỉ được 4 – 5 năm là hết nhựa, còn khai thác kiểu tận thu như hiện nay thì tối đa 3 năm là hết. Chứng kiến tận mắt anh Nghiệp khai thác nhựa thì thấy đúng là như vậy. Mỗi ngày bà con khứa lên thân cây thông từ 2 – 3 lần rồi lấy túi nilon treo vào để nhựa chảy xuống, sau vài ngày thì đi thu một lần. Theo cách tính của mọi người thì mỗi tháng cạo 500 cây vào mùa này cũng chỉ thu được 100kg nhựa. Dân nghèo ở đây từ năm 1995 đã được giao đất, giao rừng nhưng vẫn đói, do họ “thích” làm thuê hơn làm ruộng. Làm sao để giúp dân thoát nghèo và sống được bằng đất ruộng của mình? Một trong những người gắn bó mật thiết với vùng cửa khẩu Chi Ma, thấu hiểu những bức xúc, thiệt thòi, mong ước và khát vọng của người dân, ông Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khoái tâm sự: Từ lâu người dân dựa vào làm thuê để sống nên khi cơ chế thay đổi là họ gặp khó khăn ngay vì đó chỉ là cái trước mắt. Đặc biệt, khi khu cửa khẩu mở rộng, một số hộ phải di dời nên cuộc sống càng chật vật hơn. Bà con ở Yên Khoái nói riêng, cùng người dân ở xã Tú Mịch, Hữu Khánh, Bằng Khánh… đều mong đợi khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma hoàn thành để họ có thêm việc làm. Do tiến độ dự án chậm nên nếu không làm thuê thì chỉ còn cách dựa vào rừng.
Điều người dân mong muốn đang dần thành sự thật, hiện nay chợ Chi Ma đã hoàn thành với 20 gian hàng ban đầu. Thực tế dù còn chật vật, nhưng người dân chí thú làm ăn thì chắc chắn sẽ sống được trên mảnh đất của mình. Thật phấn khởi khi với 8.000m2 chợ Chi Ma trong tương lai sẽ là nơi để bà con trong khu vực trao đổi, buôn bán. Đặc biệt, với cơ chế ưu đãi cho những hộ đang kinh doanh, hộ mất đất cho dự án… được đăng ký nhân phần đất để xây dựng gian hàng tại khu chợ đã thật sự đưa người dân dần thoát khỏi cảnh nghèo triền miên, và đặc biệt là tư duy làm ăn của những năm tháng cũ.
(Còn nữa)
Trí Dũng - Phùng Khiêm
Ý kiến ()