LSO- Ngày 12/11/2010, Ban chỉ đạo sản xuất đông xuân huyện Chi Lăng đã tổ chức tổng kết sản xuất đông xuân 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ sản xuất đông xuân 2010-2011.Với sự nỗ lực của nhân dân trong toàn huyện, khắc phục những khó khăn do hạn hán đầu vụ, vụ sản xuất đông xuân 2009-2010 trên địa bàn huyện Chi Lăng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng diện tích gieo trồng là 6.135,46ha, chiếm 54, 78% diện tích gieo trồng cả năm; sản lượng lương thực đạt trên 17.000 tấn, chiếm 51,94% sản lượng cả năm. Một số loại cây trồng như thuốc lá, ngô, dưa hấu…đã được sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô hàng nghìn ha. Chăn nuôi, thú y, thủy sản đạt được những bước tiến mới, sản xuất lâm nghiệp vượt kế hoạch đề ra. Chi Lăng triển khai sản xuất đông xuân 2010-2011Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận đề ra các giải pháp để triển khai sản xuất đông xuân 2010-2011 một cách có hiệu quả. Mục tiêu đặt ra trong vụ này chính là tăng cường áp dụng KHKT vào sản...
LSO- Ngày 12/11/2010, Ban chỉ đạo sản xuất đông xuân huyện Chi Lăng đã tổ chức tổng kết sản xuất đông xuân 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ sản xuất đông xuân 2010-2011.
Với sự nỗ lực của nhân dân trong toàn huyện, khắc phục những khó khăn do hạn hán đầu vụ, vụ sản xuất đông xuân 2009-2010 trên địa bàn huyện Chi Lăng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng diện tích gieo trồng là 6.135,46ha, chiếm 54, 78% diện tích gieo trồng cả năm; sản lượng lương thực đạt trên 17.000 tấn, chiếm 51,94% sản lượng cả năm. Một số loại cây trồng như thuốc lá, ngô, dưa hấu…đã được sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô hàng nghìn ha. Chăn nuôi, thú y, thủy sản đạt được những bước tiến mới, sản xuất lâm nghiệp vượt kế hoạch đề ra.
Chi Lăng triển khai sản xuất đông xuân 2010-2011
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận đề ra các giải pháp để triển khai sản xuất đông xuân 2010-2011 một cách có hiệu quả. Mục tiêu đặt ra trong vụ này chính là tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật, nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị cao; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp; tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh của các vùng sản xuất hàng hóa đã định hình trên địa bàn như vùng na, vùng nguyên liệu thuốc lá. Xác định trong thời gian sắp tới các loại vật tư nông nghiệp sẽ có xu hướng tăng,gây khó khăn cho nông dân, chính vì vậy ngay trong thời điểm này, Chi Lăng cũng đã tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả của các mặt hàng này, đồng thời biện pháp 3 giảm – 3 tăng được đặc biệt chú trọng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Lê Minh
Ý kiến ()