Chi Lăng hình thành vùng sản xuất hàng hóa
LSO-Với mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện và điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, huyện Chi Lăng có nhiều tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất nông sản. Tận dụng thế mạnh này, trong thời gian qua, các cấp, ngành trong huyện đã tích cực thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
LSO-Với mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện và điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, huyện Chi Lăng có nhiều tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất nông sản. Tận dụng thế mạnh này, trong thời gian qua, các cấp, ngành trong huyện đã tích cực thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
![]() |
Nhân dân xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng vận chuyển phân bón trả chậm phục vụ sản xuất |
Mô hình liên kết trồng gừng xuất khẩu xuất hiện khá sớm, từ đầu những năm 2000 ở Quan Sơn. Mặc dù chưa hình thành được vùng sản xuất nguyên liệu rộng lớn trên địa bàn, nhưng đây là một trong những bước đi tiên phong, mở ra hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ trên địa bàn. Đến năm 2012, Quan Sơn và Hữu Kiên tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư, lần này là Công ty Cổ phần bông miền Bắc. Với sự liên kết sản xuất theo hướng doanh nghiệp cung ứng vật tư, khoa học kỹ thuật, nhà nông đối ứng bằng tư liệu sản xuất và công lao động, trong năm 2012 diện tích bông ở 2 xã này là trên 41,1ha và phát triển lên 51ha trong năm 2013. Dự kiến đây sẽ trở thành vùng sản xuất nguyên liệu bông đầy tiềm năng của Chi Lăng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Thành Trung, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: trong những năm qua, Chi Lăng đã tăng cường đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, qua đó đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung. Nhưng hầu hết các vùng sản xuất đó tỷ lệ hàng hóa chưa cao bởi còn thiếu bàn tay của doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những giải pháp trọng tâm, đột phá. Một mặt Chi Lăng tích cực tăng cường kêu gọi, liên hệ và phối hợp với các doanh nghiệp để giới thiệu, quảng bá tiềm năng của địa phương. Mặt khác, khi có doanh nghiệp đầu tư, UBND huyện trực tiếp ký hợp đồng nguyên tắc đầu tư và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện.
Với những bước đi hợp lý, các vùng sản xuất tập trung của Chi Lăng đã dần trở thành vùng sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ. Ngoài vùng trồng bông đang có tiến triển tốt, thì vùng thuốc lá của Chi Lăng đã khẳng định được hiệu quả. Năm 2006, diện tích thuốc lá của Chi Lăng chỉ ở mức 700ha với năng suất 13,5 tấn/ha, vùng nguyên liệu lúc bấy giờ chưa thực sự được coi là bền vững bởi vẫn còn tình trạng tranh mua, tranh bán. Đến nay, vùng thuốc lá Chi Lăng đã lên đến gần 900ha, năng suất trên 18,3 tấn/ha và thực sự bền vững với liên kết 4 nhà, giá trị mang lại trên 900 tỷ đồng mỗi năm. Trong năm 2012, huyện đã ký hợp đồng nguyên tắc đầu tư và tiêu thụ sản phẩm ớt với Trung tâm giống và Phát triển giống nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng giai đoạn 2012-2018 với diện tích trên 100 ha, đảm bảo sản lượng 1.000 tấn mỗi năm. Đây là bước ngoặt, đưa sản xuất ớt thông thường thành vùng sản xuất hàng hóa. Cũng trong thời gian này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng đã phố hợp khảo nghiệm thành công 3 loại giống ớt chỉ thiên cho năng suất, chất lượng cao.
Mới đây, trong năm 2013, Công ty TNHH Samwon indusrial, Công ty Cổ phần Thương mại Phú Lâm… đã khảo sát và đặt vấn đề liên kết với địa phương để phát triển vùng sản xuất ớt và một số nông sản khác. Bà Mã Liên, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Phú Lâm cho biết: trong quá trình khảo sát, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn rất tích cực, nhiệt tình giúp đỡ và hợp tác với Công ty. Để đảm bảo chắc chắn đầu tư có hiệu quả, trong vụ đông xuân này Công ty đã triển khai sản xuất thí điểm ớt tại xã Mai Sao. Theo lãnh đạo Công ty, sau ớt sẽ đầu tư sản xuất đỗ cô ve cao sản, hành lá to…
Với tiềm năng của mình, Chi Lăng đã và đang có những bước đi hiệu quả trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là chìa khóa để mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nhà nông.
NHƯ PHONG
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()