LSO-Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp, trên địa bàn cả nước đã có 7 tỉnh xảy ra dịch cúm gia cầm. Chi Lăng là huyện có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua, lưu lượng xe và hàng hóa lưu chuyển qua địa bàn lớn nên luôn đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để hạn chế thấp nhất sự phát sinh, lây lan dịch bệnh, các ngành chức năng và nhân dân trong huyện đã và đang chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Anh Hưởng vệ sinh chuồng trại cho lợnÔng Vi Văn Đồ, thôn Làng Đăng, xã Quang Lang cho biết: trong chăn nuôi, ngoài khâu chọn giống thì việc vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng là rất quan trọng để tránh đàn vật nuôi mắc các loại dịch bệnh. Vì vậy, gia đình ông rất chú trọng các biện pháp để chăm sóc đàn vật nuôi với phương châm “phòng hơn chống”. Hiện tại, gia đình đang nuôi 7 con lợn thịt, 1 con lợn nái...
LSO-Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp, trên địa bàn cả nước đã có 7 tỉnh xảy ra dịch cúm gia cầm. Chi Lăng là huyện có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua, lưu lượng xe và hàng hóa lưu chuyển qua địa bàn lớn nên luôn đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để hạn chế thấp nhất sự phát sinh, lây lan dịch bệnh, các ngành chức năng và nhân dân trong huyện đã và đang chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Anh Hưởng vệ sinh chuồng trại cho lợn
Ông Vi Văn Đồ, thôn Làng Đăng, xã Quang Lang cho biết: trong chăn nuôi, ngoài khâu chọn giống thì việc vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng là rất quan trọng để tránh đàn vật nuôi mắc các loại dịch bệnh. Vì vậy, gia đình ông rất chú trọng các biện pháp để chăm sóc đàn vật nuôi với phương châm “phòng hơn chống”. Hiện tại, gia đình đang nuôi 7 con lợn thịt, 1 con lợn nái với 14 con lợn con. Ông cho biết thêm, những hộ chăn nuôi trong thôn cũng thực hiện rất tốt khâu tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại. Vì vậy, trong đợt dịch bệnh tai xanh ở lợn vừa xảy ra ở một số địa bàn, thôn không có lợn bị nhiễm bệnh dịch. Ngoài việc chủ động phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ chăn nuôi, những hộ giết mổ cũng có những biện pháp phòng tránh lây lan dịch bệnh. Là một trong những hộ giết mổ lợn trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, anh Vi Gia Hưởng, khu Hòa Bình 2, cho biết: gia đình anh làm nghề giết mổ lợn đã chục năm nay. Các quy trình quy định về giết mổ như: lựa chọn các con lợn khỏe mạnh, không có triệu chứng biểu hiện bệnh, không mua lợn từ vùng có dịch, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại… được gia đình thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ để phòng tránh các loại bệnh dịch lây lan. Trao đổi về công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ông Nguyễn Văn Châm, Trạm trưởng Trạm thú y huyện cho biết: tính đến hết năm 2011, toàn huyện có khoảng 23.279 con trâu bò, 32.345 con lợn, và gần 30 nghìn con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi tương đối ổn định, rải rác ở các xã có xảy ra một số bệnh thông thường như: tụ huyết trùng, bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò; bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy, ecoli ở lợn; bệnh Niucatxơn ở gia cầm, nhưng được kiểm tra, điều trị kịp thời nên không phát ra diện rộng. Tuy vậy, trong tháng 6/2012, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên địa bàn thị trấn Chi Lăng. Ngay khi có dịch bệnh xảy ra, các cấp chính quyền, ngành chức năng cùng với nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp khoanh vùng và dập dịch. Vì vậy, đến cuối tháng 7/2012, dịch bệnh đã được dập tắt và đến nay không phát sinh trở lại. Song song với đó, công tác tiêm phòng cũng được chú trọng thực hiện, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tiêm phòng một số bệnh cho gần 2 vạn con trâu bò gồm và gần 3 vạn con lợn, hơn 1 vạn con gia cầm. Ngoài ra, để công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, trạm cử cán bộ cùng thú y viên xã phun thuốc tiêu độc khử trùng tại những điểm chợ lớn như chợ xã Vạn Linh, Nhân Lý, thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ. Những xã còn lại, Trạm cấp phát thuốc sát trùng cho các hộ chăn nuôi tự phun; thường xuyên phun tiêu độc khử trùng tại các hộ giết mổ gia súc, gia cầm và các điểm buôn bán, gia cầm trên địa bàn toàn huyện.
Thời gian tới, để công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi có hiệu quả, trạm tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm qua địa bàn; tiêm phòng vác xin lở mồm long móng đợt 2/2012; tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ và bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là các bệnh tụ huyết trùng, tiên mao trùng ở trâu, bò và bốn bệnh đỏ ở lợn; tuyên truyền hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()