LSO-Những năm gần đây, bên cạnh những thương hiệu gắn liền với doanh nghiệp, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều “thương hiệu” gắn liền với địa phương. Lạng Sơn - lâu nay nổi tiếng hồi Văn Quan, hồng Bảo Lâm, quýt vàng Bắc Sơn, thạch đen Tràng Định... cũng đã và đang có những bước đi tích cực nhằm xây dựng “thương hiệu” cho các đặc sản địa phương, từ đó “chắp cánh” cho những đặc sản này vươn ra thị trường trong và ngoài nước.Sản phẩm na Chi Lăng của Lạng Sơn được khách hàng ưa chuộngNăm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng “thương hiệu” cho đặc sản Lạng Sơn. Thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình 68), Cục Sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn xây dựng thành công và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL)cho sản phẩm hoa hồi. Với CDĐL được bảo hộ, sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn khẳng định được “đẳng cấp” vượt trội của mình so với hàng hóa cùng loại và điều đó cũng tạo điều kiện cho...
LSO-Những năm gần đây, bên cạnh những thương hiệu gắn liền với doanh nghiệp, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều “thương hiệu” gắn liền với địa phương. Lạng Sơn – lâu nay nổi tiếng hồi Văn Quan, hồng Bảo Lâm, quýt vàng Bắc Sơn, thạch đen Tràng Định… cũng đã và đang có những bước đi tích cực nhằm xây dựng “thương hiệu” cho các đặc sản địa phương, từ đó “chắp cánh” cho những đặc sản này vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
|
Sản phẩm na Chi Lăng của Lạng Sơn được khách hàng ưa chuộng |
Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng “thương hiệu” cho đặc sản Lạng Sơn. Thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình 68), Cục Sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn xây dựng thành công và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL)cho sản phẩm hoa hồi. Với CDĐL được bảo hộ, sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn khẳng định được “đẳng cấp” vượt trội của mình so với hàng hóa cùng loại và điều đó cũng tạo điều kiện cho sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn nhập thị trường trong nước và thị trường quốc tế đồng thời giúp cho việc bảo vệ cả người sản xuất và người tiêu dùng. Tiếp nối thành công đó, hiện nay, Lạng Sơn đang xác lập và phát triển “chỉ dẫn địa lý” đối với sản phẩm hồng Bảo Lâm; xây dựng “nhãn hiệu chứng nhận” đối với sản phẩm na Chi Lăng và “nhãn hiệu tập thể” đối với sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn.
Theo tiến sĩ Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đơn vị trực tiếp thực hiện việc xây dựng và đăng ký bảo hộ CDĐL cho sản phẩm hoa hồi, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc xây dựng CDĐL cho các đặc sản địa phương là điều cần thiết để khẳng định danh tiếng, uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường! Mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có những thế mạnh riêng, những đặc sản riêng. Làm thế nào để đặc sản đó tăng cơ hội được khách hàng nhận biết, tin tưởng và chọn mua? Câu trả lời chính là xây dựng CDĐL. Với CDĐL, sản phẩm tốt sẽ tăng thêm ấn tượng đẹp cho địa phương và ngược lại, nhờ tên tuổi địa phương mà sản phẩm có sức thu hút, lan tỏa hơn so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều sản vật: hồi Văn Quan, na Chi Lăng, hồng Bảo Lâm…. Những sản phẩm này đều có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các đặc điểm địa lý độc đáo, ưu việt của địa phương. Một khi được xây dựng và đăng ký bảo hộ CDĐL, các đặc sản này sẽ được nâng cao giá trị thương mại, cùng với đó, các quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sẽ được chuẩn hóa; người nông dân được hưởng lợi về tập huấn khoa học kỹ thuật, nhận thức về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân cũng từng bước được nâng lên… Tuy nhiên, việc xây dựng và đăng ký bảo hộ CDĐL, cho đặc sản địa phương không hề đơn giản mà là cả một quá trình đỏi hỏi phải có thời gian, kinh phí và được tiến hành từng bước. Ví như việc xây dựng và bảo hộ CDĐL cho sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn, cần tới 2 năm và dựa vào kinh phí Chương trình 68. Hay việc xây dựng “nhãn hiệu tập thể” cho sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn (đang tiến hành) thì dựa vào vốn sự nghiệp khoa học và một phần ngân sách của huyện. Khó khăn là vậy song với nhận thức đúng về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của đặc sản địa phương trên thị trường, sau khi sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được bảo hộ CDĐL, Sở Khoa học -Công nghệ tiếp tục thực hiện đề tài Quản lý và phát triển CDĐL đối với sản phẩm hoa hồi. Và theo kế hoạch, trong thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tiếp tục xây dựng và đăng ký bảo hộ CDĐL hoặc nhãn hiệu cho sản phẩm rượu Mẫu Sơn và thạch đen Tràng Định. Tiến sĩ Lường Đăng Ninh cho rằng: Đăng ký bảo hộ CDĐL là một công việc khó khăn, phức tạp nhưng việc quản lý, phát triển CDĐL được bảo hộ còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Điều này đòi hỏi quan tâm của các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả người dân vùng sản xuất, người kinh doanh để các đặc sản luôn duy trì được chất lượng vượt trội như đã đăng ký bảo hộ, từ đó tạo được sức hút trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiện nay, rất nhiều sản phẩm nông, lâm sản trên thị trường đều gắn liền với những địa danh nổi tiếng. Trong đó, nhiều sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, CDĐL và đã vươn ra thị trường nước ngoài như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận…Và tất nhiên, những sản phẩm có “thương hiệu” này thường được bán với giá cao hơn những sản phẩm thông thường. Với việc quan tâm xây dựng “thương hiệu” cho các đặc sản, chúng ta có quyền trông đợi, một ngày không xa những đặc sản của Lạng Sơn sẽ có chỗ đứng ở thị trường trong và ngoài nước, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho địa phương.
Bảo Vy
Ý kiến ()