LSO-Lạng Sơn là tỉnh có nhiều loại rau đặc sản được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, song do nhận thức của người sản xuất về rau an toàn (RAT) còn nhiều hạn chế nên việc sản xuất rau không theo đúng quy trình như: bón phân tươi, bón đạm nhiều, tưới nước ô nhiễm, phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều lần…đã tạo nên những sản phẩm rau cung ứng ra thị trường chưa đảm bảo an toàn. Vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về sản xuất RAT, năm 2010, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã xây dựng 3 mô hình sản xuất RAT theo hướng Vietgap trên địa bàn xã Tân Liên, huyện Cao Lộc và xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.Tham quan mô hình sản xuất RAT ở xã Tân Liên, huyện Cao LộcMô hình được triển khai nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất RAT theo hướng Vietgap cho người sản xuất; làm thay đổi nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng RAT; bước đầu định hướng cho người nông dân sản xuất RAT...
LSO-Lạng Sơn là tỉnh có nhiều loại rau đặc sản được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, song do nhận thức của người sản xuất về rau an toàn (RAT) còn nhiều hạn chế nên việc sản xuất rau không theo đúng quy trình như: bón phân tươi, bón đạm nhiều, tưới nước ô nhiễm, phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều lần…đã tạo nên những sản phẩm rau cung ứng ra thị trường chưa đảm bảo an toàn.
Vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về sản xuất RAT, năm 2010, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã xây dựng 3 mô hình sản xuất RAT theo hướng Vietgap trên địa bàn xã Tân Liên, huyện Cao Lộc và xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.
|
Tham quan mô hình sản xuất RAT ở xã Tân Liên, huyện Cao Lộc |
Mô hình được triển khai nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất RAT theo hướng Vietgap cho người sản xuất; làm thay đổi nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng RAT; bước đầu định hướng cho người nông dân sản xuất RAT trên diện rộng và tìm thị trường cho sản phẩm. 3 điểm triển khai dự án có diện tích 3ha trồng 8 loại rau: bắp cải, su hào, cà chua, cải làn, cải đắng, cà rốt, súp lơ xanh, cải hoa vàng. Đơn vị đã tổ chức 6 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và xây dựng mô hình RAT cho 140 hộ nông dân tham gia;18 buổi họp gồm 6 nhóm nông dân để trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những vướng mắc trong quá trình sản xuất; đưa 70 nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại HTX Nông nghiệp Dịch vụ Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tại đây, đoàn đã được tham quan khu vực sản xuất, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về sản xuất RAT; thăm khu sơ chế, cửa hàng vật tư nông nghiệp của HTX; cách thức tổ chức, vận hành, quản lý HTX sản xuất RAT…
Sau khi sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn, có sự theo dõi, kiểm tra thường xuyên của cán bộ chuyên môn cho thấy: Việc sản xuất RAT đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất theo tập quán của bà con nông dân. Cụ thể: 1 sào cải làn khi được giá 12.000đồng/ kg, sau khi trừ chi phí, được lãi 5.899.200 đồng, cao hơn trồng theo tập quán cũ trên 2 triệu đồng; 1 sào su hào khi được giá, có lãi 11.436.100đồng, trong khi sản xuất theo tập quán cũ chỉ được 8.115.000đồng. Tuy nhiên, cũng qua thực tế cho thấy, việc sản xuất rau thu được lãi nhiều hay ít phụ thuộc vào thời điểm cung ứng rau ra thị trường. Thường thì vào đầu vụ rau được giá cao. Đơn vị đã định hướng cho người nông dân thấy rằng: muốn sản xuất rau đem lại lợi nhuận cao thì cần phải xem xét, nghiên cứu thị trường để trồng loại rau gì, trồng vào thời điểm nào khi thu hoạch sẽ được giá, tránh trồng các loại rau mà đến khi thu hoạch trên thị trường đã có bán tràn lan thì hiệu quả kinh tế sẽ không cao, thậm chí không có lãi. Trên cơ sở thành công của các mô hình, đơn vị còn tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu, quảng bá chất lượng RAT đến người tiêu dùng, một số nhà hàng, bếp ăn tập thể nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới xây dựng một thị trường RAT phát triển bền vững, vì sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Qua 3 điểm triển khai mô hình sản xuất RAT, Chi cục BVTV tỉnh đã đánh giá, lựa chọn điểm sản xuất tại thôn Rọ Phải, xã Mai Pha đáp ứng được các tiêu chuẩn để chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT. Lấy mẫu đất, mẫu nước gửi Viện Rau quả xét nghiệm, kết quả hoàn toàn thích hợp cho việc sản xuất RAT. Hiện đơn vị đang hoàn tất hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT chứng nhận. Tuy nhiên, để các mô hình sản xuất RAT phát triển trên diện rộng, đem lại việc làm, thu nhập cho bà con nông dân, sự an toàn trong sử dụng rau của người tiêu dùng thì các ban, ngành chức năng của tỉnh cần quan tâm xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất RAT. Thời gian đầu có sự hỗ trợ người nông dân về cơ sở hạ tầng, vật tư, nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX (hoặc nhóm hộ nông dân) sản xuất RAT; có chính sách khuyến khích sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm như: xây dựng thương hiệu cho RAT, thiết lập hệ thống cửa hàng bán RAT, huy động các bếp ăn tập thể sử dụng RAT của địa phương; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng về RAT…
Đức Anh
Ý kiến ()