"Chỉ có thể tạo niềm tin cho NTD Việt bằng chất lượng"
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA): Trong lúc DN Việt còn yếu về kinh tế, chưa thể quảng bá sản phẩm bằng phương tiện truyền thông một cách rộng rãi thì biện pháp tối ưu nhất để tạo niềm tin cho NTD là chất lượng.Theo kết quả điều tra về Cuộc vận động: Nhóm hàng hóa sản xuất trong nước được người VN ưa chuộng hơn so với những năm trước đây như: Sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép – sản xuất trong nước có tới 80% NTD ưa chuộng; thực phẩm, rau quả 58%; các sản phẩm đồ gia dụng là 49%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%; đồ chơi, dụng cụ học tập cho trẻ em là 34%; văn phòng phảm chiếm 33%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh là 26%; thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế 26%; ô tô, xe máy 18% và hóa mỹ phẩm là 10%. Tại TP.HCM, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị chiếm tỷ lệ 95%; trong 6 tháng đầu năm 2010, hệ thống siêu thị...
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA): Trong lúc DN Việt còn yếu về kinh tế, chưa thể quảng bá sản phẩm bằng phương tiện truyền thông một cách rộng rãi thì biện pháp tối ưu nhất để tạo niềm tin cho NTD là chất lượng.
Theo kết quả điều tra về Cuộc vận động: Nhóm hàng hóa sản xuất trong nước được người VN ưa chuộng hơn so với những năm trước đây như: Sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép – sản xuất trong nước có tới 80% NTD ưa chuộng; thực phẩm, rau quả 58%; các sản phẩm đồ gia dụng là 49%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%; đồ chơi, dụng cụ học tập cho trẻ em là 34%; văn phòng phảm chiếm 33%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh là 26%; thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế 26%; ô tô, xe máy 18% và hóa mỹ phẩm là 10%.
Tại TP.HCM, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị chiếm tỷ lệ 95%; trong 6 tháng đầu năm 2010, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op hàng Việt tiêu thụ tăng 55% so với cùng kỳ năm 2009, trong 68 đợt bán hàng về nông thôn của một số tỉnh, thành phố, doanh thu bán hàng hóa Việt Nam (VN) đã đạt 1.467 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho biết: Sau 1 năm thực hiện cuộc vận động, người tiêu dùng (NTD) mua sắm hàng hóa Việt tăng lên đáng kể, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa thương hiệu Việt và phát triển thị trường nội địa. Tuy nhiên, “cuộc chiến” sống còn của DN Việt Nam trong năm 2011 sẽ vô cùng khắc nghiệt, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bước vào năm thứ 2 với nhiều thử thách và khó khăn.
“Cần phân tích lại con số 90% hàng Việt Nam trong siêu thị”
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốcBSA: Cần chính sách thiết thực cho phía DN đặc biệt là DN vừa và nhỏ. |
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) – người rất tâm huyết và tham gia nhiệt tình vào cuộc vận động cho rằng: “Cuộc vận động mới chỉ bắt đầu hơn 1 năm, mà đã gọi là “cuộc vận động”, thời gian 1 năm là quá ngắn. Chính vì vậy, còn rất nhiều việc cần thiết phải làm cho cuộc vận động này”.
Theo bà Hạnh, trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp (DN) đã xuất hiện các dấu hiệu rất khó khăn. “Tôi biết có một số DN đã nghĩ tới việc đóng cửa hoặc bán DN của mình cho đơn vị khác vì không đủ sức chèo lái. Các DN đang cố gắng hết sức để mở rộng phân phối, làm mới dịch vụ,… bởi vì ngay cả khi không có cuộc vận động, họ vẫn phải sống. Nếu không tự cố gắng, DN sẽ chết, lúc đó cuộc vận động cũng không tới được với họ. Vì vậy, đây là vấn đề sống còn. Do đó, trong thời gian tới, nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ thì cần hỗ trợ thiết thực cho phía DN”.
Mặc dù, vừa qua Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op đã tổng kết có tới 90% hàng hóa trong siêu thị là hàng VN nhưng trao đổi với pv VTC News, bà Hạnh không khỏi băn khoăn: “Tôi nghĩ cần phân tích con số 90% này. 90% trong đó có sự đóng góp rất lớn các thương hiệu quốc tế đang sản xuất tại VN còn các DN thuần vốn của VN, các DN vừa và nhỏ của VN – là đối tượng chính của cuộc vận động này chiếm bao nhiêu %. Tất nhiên, nhìn tổng thể, hàng hóa “Made in Vietnam” đang lớn mạnh nhưng nếu nhìn dưới góc độ thực chất của cuộc vận động, chúng ta phải để ý tới các DN nhỏ, những DN nghèo thật sự cần tới hỗ trợ của cuộc vận động”.
Tôi tin chúng ta làm cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không phải để tập trung hỗ trợ cho những thương hiệu quốc tế vốn đã rất hùng mạnh đang cạnh tranh với các thương hiệu ở VN, trong khi đó, các DN vừa và nhỏ ở VN cạnh tranh không ngang sức.
Nếu chúng ta cứ mãi say mê với con số đó, một thời gian sau, các DN nhỏ ở cơ sở của VN sẽ nghỉ hết. Như vậy, chúng ta vẫn mừng về mặt vĩ mô nhưng hạ tầng của nền kinh tế và hạ tầng kinh tế của các địa phương sẽ gặp khó”.
Chất lượng – giải pháp tối ưu tạo niềm tin cho NTD
Trong tình hình lạm phát như hiện nay, NTD trở nên khó tính hơn, kén chọn hơn, “cân đo đong đếm” trước khi lựa chọn sản phẩm. Bà Hạnh cũng phân tích tình hình thực tại khi NTD đang đứng trước nhiều vấn nạn, đau đầu bởi giá cả leo thang, trong khi đó, thị trường càng ngày càng mở, đồng tiền kiếm càng ngày càng khó.
“NTD không thể suy nghĩ một cách chính trị như những người làm chính trị hay những người truyền thông theo kiểu ủng hộ để thể hiện tình yêu nước. Thời buổi này, đồng tiền kiếm khó nên họ phải lựa chọn thế nào để lợi ích về mặt kinh tế mà hợp pháp”, bà Hạnh nói.
Do đó, theo bà Hạnh, vận động NTD ưu tiên hàng Việt trong lúc này không dễ dàng như trước đây nữa. Từ đó, bà cho rằng: Yêu cầu cấp thiết hiện nay cần đặt ra là phải thông tin một cách minh bạch, sòng phẳng với NTD, thậm chí “Cần bàn với NTD về một bài toán cùng với các DN Việt Nam chấp nhận thiệt thòi để có kết quả lớn hơn về kinh tế. Một cuộc bàn luận trao đổi một cách sòng phẳng, chặt chẽ, trung thực như vậy thì may ra mới có thể thuyết phục được NTD”.
|
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” 2011 cần phải đi vào chiều sâu. |
Người Việt từ trước tới nay thường bị quy chụp vào cái “tội” sính ngoại. Bà Hạnh giải thích: Điều đó một phần do nền kinh tế của Việt Nam, do hàng hóa của mình quá đơn điệu, chỉ bán loanh quanh ở một vài siêu thị nên họ phải tìm những hàng hóa khác. Dĩ nhiên, một phần khác có sự tác động truyền thông cho hàng hiệu – hàng ngoại, ngay cả những ấn tượng giả – ấn tượng ảo ngày càng phát triển.
Cuộc truyền thông cho những mặt hàng đắt tiền, hàng hiệu, hàng ngoại dường như đang thắng thế. Những DN Việt phát triển ổn định, có mặt hàng chất lượng tương đương với hàng ngoại nhưng còn mắc một số khuyết điểm, lại không đủ tiền để làm truyền thông, tiếp thị, vì thế không xuất hiện được trên sóng truyền hình và trên các báo. Cuộc cạnh tranh giữa hai mặt hàng nội và ngoại này không lành mạnh cũng là một trong những rào cản hàng Việt đến với tay NTD.
Bà kể: “Khi tôi đi làm cuộc vận động ở vùng xa, nhiều người ở nông thôn nói với tôi: “Hàng Việt Nam biếng quá, sao không chịu lên quảng cáo, cho chúng tôi thông tin”. Tôi có giải thích: một tin vắn 30 giây trên truyền hình giá bao nhiêu chục triệu, và để in vào vỏ não của NTD, một buổi tối phải làm bao nhiêu cuộc thì người dân mới hiểu ra”.
Trong khi, các DN Việt còn yếu kém về kinh tế, không thể “mơ” tới được những chương trình quảng cáo như vậy, biện pháp tối ưu nhất lúc này cho các DN đó là “leo” lên bắt nguồn từ chất lượng. “Nếu chất lượng không ổn định, có lúc cao, có lúc lại kém, đặc biệt giá lại không cạnh tranh, tôi nghĩ là khó thuyết phục được người tiêu dùng. Do đó, các nhà truyền thông, những người phân phối phải đồng hành, gắn bó với nhau và phải có sự chia sẻ thực lòng, không nên tạo nên những ảo tưởng cho NTD và thông tin cần minh bạch hơn nữa”.
Trước tình hình kinh tế khó khăn, để đạt được kết quả như mong muốn, cuộc vận động năm 2011sẽ phải đi vào chiều sâu và là thử thách rất lớn đối với tất cả các đối tượng tham gia vào cuộc vận động này. “Nếu bây giờ chúng ta cứ nói: NTD rất hài lòng với hàng nội, NTD vào siêu thị là mua hàng nội, chúng ta hài lòng về bức tranh màu hồng đó thì cuộc vận động không thể đi vào chiều sâu. Ai không thấy được tính hiệu quả và những gì còn hạn chế trên bề mặt để chấn chỉnh thì năm thứ 2 và những năm tiếp theo khó mà nuôi dưỡng cuộc vận động để đạt hiệu quả cao nhất”, bà Hạnh kết luận.
Theo VTC
Ý kiến ()