Châu Phi tăng cường liên kết kinh tế khu vực
Hàng hóa qua cửa khẩu Ma-la-ba ở biên giới giữa Kê-ni-a và U-gan-đa. Tại cuộc họp ở TP Giô-han-ne-xbớc (Nam Phi) mới đây, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đạt được thỏa thuận khung để tiến tới đàm phán nhằm thiết lập một Khu vực tự do thương mại (FTA) lớn nhất châu Phi, trải dài từ Ai Cập tới Nam Phi, nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.Xuất phát từ ý tưởng năm 2008, khối thương mại lớn nhất châu Phi sẽ kết hợp ba khối thương mại hiện nay gồm: Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi (SADC). Với 26 nước thành viên và thị trường khoảng 700 triệu dân, cùng giá trị kinh tế ước tính tới 875 tỷ USD, khối FTA lớn này khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên, giảm giá thành sản phẩm thương mại, gia tăng dòng vốn đầu tư.Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Ê. Moa-ên-cha cho biết, hội nhập khu vực là một trong bốn yếu...
|
Xuất phát từ ý tưởng năm 2008, khối thương mại lớn nhất châu Phi sẽ kết hợp ba khối thương mại hiện nay gồm: Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi (SADC). Với 26 nước thành viên và thị trường khoảng 700 triệu dân, cùng giá trị kinh tế ước tính tới 875 tỷ USD, khối FTA lớn này khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên, giảm giá thành sản phẩm thương mại, gia tăng dòng vốn đầu tư.
Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Ê. Moa-ên-cha cho biết, hội nhập khu vực là một trong bốn yếu tố duy trì tốc độ phát triển của châu Phi trong thập kỷ qua, cũng như bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Ông Moa-ên-cha cho rằng, thương mại sẽ hỗ trợ phát triển và khu vực thương mại mới giúp kết nối các nền kinh tế lớn nhất châu lục như Nam Phi, Ai Cập và một số nền kinh tế năng động khác như Ăng-gô-la, Ê-ti-ô-pi-a. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hy vọng, với sự ra đời của khu vực thương mại mới này, châu Phi sẽ có thể tăng gấp hai lần GDP trong mười năm tới, với tốc độ tăng trưởng dự tính cao hơn mức trung bình của các nền kinh tế thế giới, khi năm ngoái, sáu trong mười nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nằm ở lục địa đen.
Tuy nhiên, hiện còn tồn tại một số vấn đề trong tự do thương mại ở châu Phi khi các nước phát triển nhất châu lục không nhất trí đáp ứng các mục tiêu thương mại trong khối, cho dù đã chấp thuận dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan. Trong khi đó, nhiều nước trong khối còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột, bất ổn chính trị như Li-bi, Ma-đa-ga-xca, Xu-đăng, Dim-ba-bu-ê. Tỷ trọng thương mại của các nước trong khối khoảng 10%, còn thấp so các khu vực kinh tế khác: châu Âu (60%) và Bắc Mỹ (40%) và châu Á (30%). Xuất khẩu của SADC tăng từ 20% lên hơn 30% GDP trong thập kỷ qua, tuy nhiên thương mại nội khối chỉ tăng 3%. Các nhà lãnh đạo châu lục cũng đang thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp và sản xuất trong khu vực, nhằm đưa các doanh nghiệp địa phương trở thành những doanh nghiệp lớn thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiệp ước về một FTA lớn của khu vực này phải đối mặt những rào cản lớn: hàng rào thuế quan, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, dây chuyền cung cấp yếu kém, các nền kinh tế phụ thuộc nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn là sản xuất. Việc tăng cường thương mại nội khối đòi hỏi không chỉ giảm thuế. Thực tế, gần 85% giao dịch thương mại giữa các nước thành viên SADC đã được xóa bỏ thuế quan. Vấn đề ở chỗ các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản và nông nghiệp ít trao đổi thương mại với các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi đó, theo Bộ trưởng Thương mại Nam Phi R.Đa-vi-ét, mạng lưới giao thông của châu Phi tồn tại từ thời thuộc địa, được thiết kế để vận chuyển hàng hóa từ trung tâm châu lục tới các bờ biển phục vụ xuất khẩu sang châu Âu và các châu lục khác, mà không khuyến khích thương mại giữa các nước trong châu lục.
Sau nhiều năm lên kế hoạch và điều phối, châu Phi đang tiến thêm một bước nhằm đạt mục tiêu về một Cộng đồng kinh tế châu Phi thống nhất, được các nhà lãnh đạo châu lục này vạch ra từ khi Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) ra đời năm 1963 và Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Phi được phê chuẩn năm 1991. Việc hình thành một FTA lớn sẽ là một bước ngoặt cho sự hội nhập sâu hơn của các nền kinh tế châu Phi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()