Châu Âu trong cơn khủng hoảng người nhập cư
Việc Pháp đóng cửa đường biên giới Ven-ti-mi-gli-a - Măng-tông, để ngăn các chuyến tàu từ I-ta-li-a chở người nhập cư vào nước này được ví như "lửa đổ dầu" vào mâu thuẫn âm ỉ từ lâu giữa Pháp và I-ta-li-a về vấn đề người nhập cư từ châu Phi. Rô-ma cáo buộc Pa-ri vi phạm các quy định của Liên hiệp châu Âu (EU), trong khi Pháp khuyến cáo I-ta-li-a không chuyển tiếp người nhập cư trái phép sang các nước EU, mà trục xuất họ về nước.I-ta-li-a được ví như cửa ngõ tiếp nhận người nhập cư trái phép châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi. Mỗi năm, có hàng nghìn người Bắc Phi vượt biển đến Lam-pen-đu-da, hòn đảo nhỏ nằm giữa châu Phi và đảo Xi-xin, rồi tìm cách vào I-ta-li-a và các nước EU. Theo thống kê, năm 2008, có 36 nghìn người Bắc Phi nhập cư trái phép vào I-ta-li-a. Đặc biệt, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, đặc biệt sau khi NATO can thiệp quân sự vào Li-bi, đã khiến hoạt động nhập cư bất hợp pháp vào I-ta-li-a 'nhộn nhịp' hơn. Từ...
I-ta-li-a được ví như cửa ngõ tiếp nhận người nhập cư trái phép châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi. Mỗi năm, có hàng nghìn người Bắc Phi vượt biển đến Lam-pen-đu-da, hòn đảo nhỏ nằm giữa châu Phi và đảo Xi-xin, rồi tìm cách vào I-ta-li-a và các nước EU. Theo thống kê, năm 2008, có 36 nghìn người Bắc Phi nhập cư trái phép vào I-ta-li-a. Đặc biệt, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, đặc biệt sau khi NATO can thiệp quân sự vào Li-bi, đã khiến hoạt động nhập cư bất hợp pháp vào I-ta-li-a 'nhộn nhịp' hơn. Từ đầu năm 2011, có khoảng 25 nghìn người, chủ yếu từ Li-bi và Tuy-ni-di, 'cập bến' I-ta-li-a. Chính quyền Rô-ma vừa quyết định cấp thị thực tạm thời sáu tháng cho người tị nạn từ Li-bi và Tuy-ni-di. Với giấy thông hành này, người tị nạn Bắc Phi được tự do đi lại trong 25 nước khu vực Sen-ghen, có thể vượt biên giới I-ta-li-a sang các nước châu Âu.
Ngay lập tức, một số nước EU như Đức, Pháp, Áo và Bỉ đã đe dọa đóng cửa biên giới với I-ta-li-a. Tuy nhiên, Rô-ma tuyên bố đã áp dụng đúng quy định của EU trong Công ước về quyền của người tị nạn. Theo đó, người tị nạn sẽ nhận được quy chế thích hợp ở EU nếu chứng minh được họ di tản để tránh xung đột quân sự. Ngoài việc là đối tác thương mại lớn nhất của Li-bi, với 25% lượng dầu mỏ và 33% lượng khí đốt nhập khẩu từ quốc gia Bắc Phi này, vấn đề nhập cư là nguyên nhân chính khiến I-ta-li-a không mấy mặn mà với kế hoạch can thiệp quân sự của NATO vào Li-bi. Không khó để Rô-ma có thể dự đoán làn sóng người nhập cư vào nước này gia tăng, khi NATO 'nhảy vào' Li-bi.
Trong khi đó, trái ngược với I-ta-li-a, Pháp lại sốt sắng trong việc can thiệp quân sự vào Li-bi, với những toan tính riêng về lợi ích chính trị. Tuy nhiên, khi dòng người tị nạn ồ ạt nhập cư vào I-ta-li-a, Pháp lại né tránh trách nhiệm, từ chối chia sẻ khó khăn với Rô-ma về vấn đề người nhập cư, bất chấp việc I-ta-li-a đã nhượng bộ với chiến dịch không kích của NATO vào Li-bi. Pa-ri không cho người nhập cư từ I-ta-li-a vào lãnh thổ nước này, dù họ đã được Rô-ma cấp giấy phép cư trú tạm thời. Pháp viện lý do rằng, người nhập cư cần có giấy tờ chứng minh về nhân thân và điều quan trọng nhất là phải chứng minh có đủ nguồn tài chính để sinh sống, không phải sống nhờ trợ cấp của Chính phủ Pháp. Điều này càng khiến quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Âu xấu đi.
I-ta-li-a đã phải kêu gọi EU đứng ra giải quyết vấn đề người nhập cư, đe dọa sẽ rút khỏi khối nếu EU 'phớt lờ' đề nghị của Rô-ma. Đáp lại lời kêu gọi của I-ta-li-a về việc hỗ trợ vật chất và tiếp nhận một phần 'các vị khách bất đắc dĩ', Nghị viện châu Âu (EP) đã kêu gọi các nước EU phối hợp giải quyết vấn đề người nhập cư, không được từ chối quyền của người tị nạn bất hợp pháp từ Bắc Phi, đồng thời trợ giúp họ về kinh tế, nơi ở và các nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, lời kêu gọi của EP không nhận được sự hưởng ứng của các nước EU, nhất là Pháp, bởi đất này hiện có quá nhiều người nhập cư, với 50% số trẻ em ngồi trên ghế nhà trường không phải người gốc Pháp. Còn Đức, nước đầu tàu kinh tế của EU, tuyên bố làn sóng nhập cư trái phép từ Bắc Phi là vấn đề nội bộ của I-ta-li-a. Béc-lin miễn cưỡng đón nhận không quá 100 người.
Các giải pháp của EU về thảm họa nhân đạo liên quan làn sóng người tị nạn từ Bắc Phi hiện mới ở giai đoạn ý tưởng, bởi chính các nước EU cũng đang đối mặt hàng loạt khó khăn của cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Hội đồng về chính sách đối ngoại Đức A.Ra cảnh báo, nếu tình hình Li-bi không sớm ổn định và có thêm những bất ổn ở khu vực Bắc Phi, thì số lượng người tị nạn nhập cư vào châu Âu sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi đó, vấn đề người nhập cư trở thành là chủ đề nóng của cả châu Âu, chứ không riêng I-ta-li-a và Pháp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()