Châu Âu tiếp tục khẳng định quan điểm ủng hộ kéo dài Nghị định thư Kyoto
Nghị viện châu Âu, ngày 16/11, đã thông qua nghị quyết, trong đó, yêu cầu Liên minh châu Âu tái khẳng định cam kết ủng hộ cho tiến trình kéo dài Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này tại Durban (Nam Phi).Nghị quyết của Nghị viện châu Âu nhấn mạnh: châu Âu (EU) phải tái khẳng định “một cách rõ ràng và công khai” cam kết ủng hộ tiến trình kéo dài Nghị định thư Kyoto. Đây là một phần bổ sung cho Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), trong đó, quy định các biện pháp mang tính ràng buộc pháp lý để cắt giảm các kênh khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giai đoạn đầu tiên của Nghị định thư sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2012. Các bên tham gia Công ước sẽ phải thảo luận các biện pháp nhằm áp dụng các cam kết của Nghị định thư Kyoto sau năm 2012. Theo các nghị sĩ châu Âu, EU phải tiếp tục theo đuổi mục tiêu cắt giảm các kênh...
Nghị viện châu Âu, ngày 16/11, đã thông qua nghị quyết, trong đó, yêu cầu Liên minh châu Âu tái khẳng định cam kết ủng hộ cho tiến trình kéo dài Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này tại Durban (Nam Phi).
Nghị quyết của Nghị viện châu Âu nhấn mạnh: châu Âu (EU) phải tái khẳng định “một cách rõ ràng và công khai” cam kết ủng hộ tiến trình kéo dài Nghị định thư Kyoto. Đây là một phần bổ sung cho Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), trong đó, quy định các biện pháp mang tính ràng buộc pháp lý để cắt giảm các kênh khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giai đoạn đầu tiên của Nghị định thư sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2012. Các bên tham gia Công ước sẽ phải thảo luận các biện pháp nhằm áp dụng các cam kết của Nghị định thư Kyoto sau năm 2012.
Theo các nghị sĩ châu Âu, EU phải tiếp tục theo đuổi mục tiêu cắt giảm các kênh khí thải xuống hơn 20% vào năm 2020, bởi điều này sẽ giúp tăng cường “các việc làm xanh, tăng trưởng và an ninh”.
Nghị quyết này cũng yêu cầu EU đóng góp vào việc kết luận một thỏa thuận về các nguồn lực và việc quản lý Quỹ xanh về khí hậu, vốn được kỳ vọng sẽ đạt được số vốn là 100 tỷ USD mỗi năm, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Theo văn bản vừa được thông qua, các biện pháp mới là hoàn toàn cần thiết để giảm thiểu lượng khí thải của các lĩnh vực hàng không, hàng hải và lượng khí thải liên quan tới các biến động trong quá trình sử dụng đất.
Các nghị sĩ châu Âu cũng đã bày tỏ thiện chí ủng hộ luật đã được phê duyệt từ năm 2008, nhằm đưa ngành vận tải hàng không vào hệ thống trao đổi hạn ngạch khí thải của EU kể từ ngày 1/1/2012
.
Trước đây không lâu, trong khuôn khổ đại hội trù bị, tổ chức tại thành phố Panama, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Durban, và Hội nghị thượng đỉnh EU tại Luxembourg, Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế vạch ra một lộ trình hành động chung cho tương lai ngay trong năm nay, cho dù việc đạt được một hiệp ước chung về chống biến đổi khí hậu, được dự báo là “rất khó khăn”. Ngoài ra, EU cũng đề nghị tất cả các nước đều phải đưa ra những cam kết cụ thể, rõ ràng nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Trải qua không ít cuộc thảo luận và liên tiếp các vòng đàm phán, vấn đề chia rẽ giữa các nước phát triển và đang phát triển xung quanh nghĩa vụ và tỷ lệ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, không thể phủ nhận vai trò tiên phong của Liên minh châu Âu trong nỗ lực hạn chế khí thải, bảo vệ môi trường, hạn chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Đây có thể được xem là hình mẫu cho cộng đồng quốc tế trên con đường đi tìm lời giải cho bài toán khí hậu.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()