Châu Âu: Người lao động xuất ngoại để tìm việc làm
Làn sóng di cư để đi tìm việc làm ngày càng tăng tại các nước châu Âu. Với con số thất nghiệp tăng cao, hàng trăm nghìn người (con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng) đã rời bỏ quê hương của mình để đi tìm kế sinh nhai. Người lao động tại nhiều nước châu Âu đã rời bỏ nước mình để tìm kiếm công việc tại nhiều nước khác. Hãng Euronews cho biết, có ít nhất 10.000 người lao động Bồ Đào Nha đã sang Angola với những hi vọng tìm kiếm được việc làm tốt. Tiếp sau Hy Lạp và Ireland, Bồ Đào Nha là nước thứ 3 tại châu Âu không thể tự cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, mà cần tới sự giúp sức của cộng đồng quốc tế. Vào tháng 5/2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê chuẩn cho Bồ Đào Nha vay 26 tỷ euro (tương đương 36,8 tỷ USD) nhằm phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công vẫn đang đeo bám khu vực này. Bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhân công bị cắt giảm...
Làn sóng di cư để đi tìm việc làm ngày càng tăng tại các nước châu Âu. Với con số thất nghiệp tăng cao, hàng trăm nghìn người (con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng) đã rời bỏ quê hương của mình để đi tìm kế sinh nhai.
Người lao động tại nhiều nước châu Âu đã rời bỏ nước mình để tìm kiếm công việc tại nhiều nước khác. Hãng Euronews cho biết, có ít nhất 10.000 người lao động Bồ Đào Nha đã sang Angola với những hi vọng tìm kiếm được việc làm tốt. Tiếp sau Hy Lạp và Ireland, Bồ Đào Nha là nước thứ 3 tại châu Âu không thể tự cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, mà cần tới sự giúp sức của cộng đồng quốc tế.
Vào tháng 5/2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê chuẩn cho Bồ Đào Nha vay 26 tỷ euro (tương đương 36,8 tỷ USD) nhằm phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công vẫn đang đeo bám khu vực này. Bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhân công bị cắt giảm đã khiến cho vấn đề việc làm trở nên bức thiết đối với không ít người dân Bồ Đào Nha.
Trong khi đó, Đức là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, còn Tây Ban Nha vẫn là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao và Hy Lạp được cảnh báo là sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn trong năm tới. Số người nhập cư đến Đức từ Hy Lạp đã tăng 84% và từ Tây Ban Nha là 49%. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, có tổng số 67.000 người nước ngoài đã đến Đức để tìm kiếm việc làm.
Việc di cư của người lao động cũng tăng lên một cách đột biến. Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha cho biết, số người dân nước này đăng ký ở Luanda – thủ đô của Angola đã tăng lên gấp đôi trong vòng 6 năm. Ireland ước tính có tổng số 50.000 người dân nước này sẽ rời quê hương vào cuối năm nay để đến Australia và Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, xu hướng di cư của người dân các nước châu Âu sẽ còn tăng khi mà các biện pháp kinh tế khắc khổ tiếp tục được nhiều nước áp dụng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()