Châu Âu khởi động hiệp định chống buôn lậu nội tạng người
14 nước châu Âu, trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ, đang tiến tới ký kết một hiệp định quốc tế đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực chống buôn lậu nội tạng người tại Hội nghị quốc tế chống buôn bán nội tạng người, diễn ra ngày 25/3 ở thành phố Santiago de Compostela, Tây Ban Nha.
Theo dự luật của Hội đồng châu Âu, mọi hành động lấy nội tạng khỏi cơ thể con người, khi còn sống cũng như khi đã chết mà không có sự cho phép của người đó, đều là bất hợp pháp.
Luật cũng cấm kinh doanh từ hoạt động cấy ghép nội tạng.
Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland đánh giá dự luật khi ra đời sẽ bảo vệ được các nạn nhân của nạn buôn lậu nội tạng người, các nạn nhân có quyền đòi đền bù; đồng thời tập trung vào nỗ lực minh bạch hóa ngành ghép tạng, đảm bảo sự tiếp cận công bằng với dịch vụ này cho tất cả mọi người.
Trách nhiệm phân định ranh giới giữa người hiến tạng và đối tượng buôn bán tạng được trao cho các chính quyền.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay mỗi năm có khoảng 10.000 ca ghép tạng được thực hiện trái phép trên toàn thế giới, trong đó có sự tham gia của giới tội phạm quốc tế và để lại rất nhiều nạn nhân.
Sau khi ký kết, hiệp định sẽ được chuyển cho các nước để phê chuẩn trước khi có hiệu lực.
Những nước cũng dự định ký hiệp định trên gồm có Albania, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Luxembourg, Na Uy, Moldavia, Ba Lan và Bồ Đào Nha.
Theo VietnamPlus
Hộp Thăm Dò Ý Kiến
STT | Tiêu đề | Kiểu Poll | Tác vụ | |
---|---|---|---|---|
{{key + 1}} | {{value.title}} | Single choice | Multiple choice |
Thông số biểu đồ
Mã | Tiêu đề Chart | Kiểu Chart | Tác vụ |
---|---|---|---|
{{value.id}} | {{value[0].title}} | {{value[0].type}} |
Ý kiến ()