Châu Âu kêu gọi áp dụng các "biện pháp khẩn cấp" trong khu vực Sahel
Ngày 10/10, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton lên tiếng kêu gọi tiến hành các “biện pháp khẩn cấp” tại khu vực Sahel, nơi “tình hình chính trị, nhân đạo và an ninh đều đang tiếp tục xấu đi”.Tại Sahel: khoảng 18 triệu người đang phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhân đạo (Ảnh: oxfam.qc.ca)Người phát ngôn của bà Ashton lưu ý: “Trong khi tình hình chính trị, nhân đạo và an ninh tại Sahel tiếp tục xấu đi, cần phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp để tăng cường sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ các cố gắng ở phạm vi quốc gia và khu vực nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cuộc khủng hoảng phức tạp tại Mali và tại Sahel”.Một quan chức ngoại giao khác của châu Âu cũng cho biết, EU sẽ tham gia vào một hội nghị quốc tế về khủng hoảng tại Mali vào ngày 19/10 tới đây tại Bamako. Hội nghị này sẽ nhóm họp các đại diện của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) và...
Ngày 10/10, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton lên tiếng kêu gọi tiến hành các “biện pháp khẩn cấp” tại khu vực Sahel, nơi “tình hình chính trị, nhân đạo và an ninh đều đang tiếp tục xấu đi”.
Tại Sahel: khoảng 18 triệu người đang phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhân đạo (Ảnh: oxfam.qc.ca) |
Người phát ngôn của bà Ashton lưu ý: “Trong khi tình hình chính trị, nhân đạo và an ninh tại Sahel tiếp tục xấu đi, cần phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp để tăng cường sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ các cố gắng ở phạm vi quốc gia và khu vực nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cuộc khủng hoảng phức tạp tại Mali và tại Sahel”.
Một quan chức ngoại giao khác của châu Âu cũng cho biết, EU sẽ tham gia vào một hội nghị quốc tế về khủng hoảng tại Mali vào ngày 19/10 tới đây tại Bamako. Hội nghị này sẽ nhóm họp các đại diện của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc.
Ngày 15/10 tới, tình hình tại Mali và Sahel cũng sẽ được đưa vào lịch trình cuộc họp của các ngoại trưởng châu Âu diễn ra ở Luxembourg.
Bà Ashton cho biết, EU sẽ tiến hành “phối hợp chặt chẽ” với cựu Thủ tướng Italia Romano Prodi – người vừa được bầu làm đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Sahel.
Theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, ông Martin Nesirky, đặc phái viên Prodi sẽ chịu trách nhiệm “phối hợp các nỗ lực của Liên hợp quốc để phát triển và áp dụng một chiến lược khu vực dành cho Sahel”, cũng như “xây dựng và huy động một giải pháp hiệu quả của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế cho cuộc khủng hoảng phức tạp đang tác động nặng nề tới người dân và các quốc gia thuộc khu vực này”.
Quyết định về nguyên tắc bổ nhiệm một phái viên đặc biệt cho Sahel đã được đưa ra tại một hội nghị cấp cao được tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc vào cuối tháng 9 vừa qua, tuy nhiên sau đó danh tính của vị đại diện này không được công bố.
Mali và các nước láng giềng Tây Phi hy vọng Liên hợp quốc sẽ “bật đèn xanh” cho hành động can thiệp quân sự để giành lại miền Bắc Mali vốn đang bị kiểm soát bởi các nhóm vũ trang kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 22/3.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()