Châu Âu đang "thả mồi" ở "biển dầu" Libya
“Những người nắm trong tay những giếng dầu mỏ khổng lồ đột nhiên có thể nhận ra họ có rất nhiều bạn bè.” Các nhà lãnh đạo châu Âu đang thả “mồi câu” tiếp cận nguồn dầu mỏ giàu có của Lybia sau sự sụp đổ của Moammar Dadhafi. Những nhà điều hành mới của Libya nói rằng họ sẽ tôn trọng tất cả các hợp đồng cũ từ thời Gadhafi với các công ty dầu mỏ phương Tây như Total của Pháp, BP của Anh, Wintershall & DEA của Đức.Các công ty năng lượng toàn cầu đã bắt đầu cuộc cuộc chạy đua tiếp cận nguồn dầu mỏ và nguồn khí đốt tự nhiên giàu có của Libya. Công ty dầu mỏ khổng lồ của Ý Eni, công ty khai thác dầu mỏ truyền thống lớn nhất tại Libya, đã có một bước xuất phát nhanh chóng bằng việc ký kết một thoả thuận với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) do lực lượng nổi dậy đứng đầu. NCT nói rằng, đó là một quyết định tốt bởi nếu không có các công ty nước ngoài, Libya sẽ không tự sản xuất được dầu mỏ.Dưới thời ông Gadhafi,...
|
Các công ty năng lượng toàn cầu đã bắt đầu cuộc cuộc chạy đua tiếp cận nguồn dầu mỏ và nguồn khí đốt tự nhiên giàu có của Libya. Công ty dầu mỏ khổng lồ của Ý Eni, công ty khai thác dầu mỏ truyền thống lớn nhất tại Libya, đã có một bước xuất phát nhanh chóng bằng việc ký kết một thoả thuận với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) do lực lượng nổi dậy đứng đầu. NCT nói rằng, đó là một quyết định tốt bởi nếu không có các công ty nước ngoài, Libya sẽ không tự sản xuất được dầu mỏ.
Dưới thời ông Gadhafi, các công ty phương Tây, các chuyên gia từ Qatar và Trung Quốc đã nắm quyền sản xuất các sản phẩm dầu mỏ tại Libya. Và giờ đây sẽ vẫn như vậy.
Điều này sẽ xảy ra trong vài tháng tới khi chính quyền lâm thời của Libya củng cố được vị trí của mình và mời chào những hợp đồng mới hoặc mở rộng thêm hợp đồng hiện tại. Tuy nhiên, trước tiên những người cầm quyền mới của Libya phải đưa sản lượng dầu của nước này ở mức trước khủng hoảng. Họ cần một khoản tiền để đưa đất nước và bộ máy hoạt động trở lại.
Có những tín hiệu cho thấy khi đưa ra những hợp đồng mới, các nhà lãnh đạo mới có thể phải dành ưu tiên cho những nước tham gia vào sứ mệnh trong NATO chống lại quân đội của ông Gadhafi. Song các chuyên gia đồng ý rằng, đến cuối cùng thì các tiêu chí kinh tế sẽ lấn át các tiêu chí chính trị.
Pháp và Anh chắc chắn sẽ được thưởng cho những nỗ lực đi đầu trong cuộc can thiệp quân sự do NATO đứng đầu. Các công ty Đức cũng chắc chắn sẽ có được những hợp đồng kinh doanh giá trị đơn giản vì họ cần có mặt tại Libya không chỉ bởi việc thăm dò và sản xuất dầu khí mà còn giúp quốc gia này xây dựng các hệ thống cung cấp nước và các nhà máy khử muối. Và nếu NTC quyết định theo đuổi xây dựng các nhà máy điện hạn nhân, các công ty của Pháp và Đức chắn chắn cũng sẽ kiếm được bội tiền.”
Nguồn khí đốt và dầu mỏ giàu có của Libya đã thu hút các công ty nước ngoài đầu tiên vào cuối năm 2005 khi ông Gadhafi chào đón trở lại các công ty quốc tế sau nhiều năm Libya bị đối xử như một nhà nước cô lập.
Sự dính lứu của Tripoli vào chủ nghĩa khủng bố- trong vụ tấn công vào sản nhảy LaBelle ở Berlin và vụ đánh bom Lockerbie năm 1988- đã khiến các công ty của Mỹ và Anh thận trọng trong làm ăn với nước này. Song sự dè dặt này hiện đã trở thành quá khứ.
Nhưng không phải chỉ vì các nguồn dự trữ năng lượng khiến các công ty nước ngoài đặt quan hệ trực tiếp với chính phủ mới của Libya. Đất nước này còn rất cần hệ thống cơ sở hạ tầng. Các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng từ Úc, Đức và thậm chí là Trung Quốc chắc chắn sẽ dõi theo các hợp đồng béo bở.
Còn vấn đề vũ khí thì sao? Quân đội mới Libya sẽ được hiện đại hoá và được trang bị, còn các vũ khí và sân bay của chính quyền Gadhifi mà NATO đã đánh bom cần được thay thế. Các công ty quân trang trên khắp thế giới đang khấp khởi cho những thương vụ lớn.
Để những điều này được thực hiện và đảm bảo rằng nền kinh tế Libya sẽ trở lại đúng quỹ đạo, và cộng đồng quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh Paris vừa qua đã xoá bỏ các lệnh cấm vận và giải toả hàng tỉ đô-la tài sản của Libya (Trong đó Pháp sẽ dỡ bỏ phong tỏa khoảng hơn 2 tỷ USD trong tổng số khoảng 10 tỷ USD tài sản của ông lãnh đạo Gaddafi gửi tại Pháp, Ý dỡ bỏ phong tỏa hơn 700 triệu USD, Tây Ban Nha 22 triệu USD và Mỹ dỡ bỏ khoảng 1,5 tỷ USD). Giờ đây, NTC sẽ được tiếp cận khoản tiền mà ông Gadhafi đã bảo vệ trong các tài khoản ở nước ngoài.
Động thái này đã được Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy và Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel ca ngợi như một “cử chỉ cao quý” dù đó là việc làm hiển nhiên bởi khoản tiền đó là của người dân Libya. Hơn 50 đoàn đại biểu đã nhóm họp tại hội nghị “Những người bạn của Libya” tại Paris. Điều này cho thấy những người nắm trong tay những giếng dầu mỏ khổng lồ đột nhiên có thể nhận ra họ có rất nhiều bạn bè.
Theo Nhandan
Ý kiến ()