Châu Âu: Chán "nhà chung", vẫn muốn giữ tiền chung
việc giảm sự ủng hộ hội nhập không đồng nghĩa với việc xoá bỏ đồng tiền chung euro. -Việc ủng hộ sự hội nhập của châu Âu đã giảm mạnh trên khắp Liên hiệp châu Âu (EU) kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu, song có rất ít người dân châu Âu muốn từ bỏ đồng euro.Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố hôm thứ ba tuần này bởi Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington-Mỹ.Bản báo cáo từ cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người dân ở các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Cộng hoà Séc, Ba Lan và Hy Lạp cho rằng quá trình hội nhập đang làm yếu đi các nền kinh tế của họ. Người dân tại các quốc gia này cũng đặt câu hỏi liệu trở thành thành viên của EU có phải là một điều tốt hay không.Chỉ có tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nhà tài trợ lớn nhất cho các chương trình cứu trợ các quốc gia nợ nần Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, là vẫn còn nguyên thiện cảm với...
việc giảm sự ủng hộ hội nhập không đồng nghĩa với việc xoá bỏ đồng tiền chung euro. |
-Việc ủng hộ sự hội nhập của châu Âu đã giảm mạnh trên khắp Liên hiệp châu Âu (EU) kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu, song có rất ít người dân châu Âu muốn từ bỏ đồng euro.
Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố hôm thứ ba tuần này bởi Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington-Mỹ.
Bản báo cáo từ cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người dân ở các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Cộng hoà Séc, Ba Lan và Hy Lạp cho rằng quá trình hội nhập đang làm yếu đi các nền kinh tế của họ. Người dân tại các quốc gia này cũng đặt câu hỏi liệu trở thành thành viên của EU có phải là một điều tốt hay không.
Chỉ có tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nhà tài trợ lớn nhất cho các chương trình cứu trợ các quốc gia nợ nần Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, là vẫn còn nguyên thiện cảm với sự phát triển của EU với 65% người Đức cho rằng, vị trí thành viên EU là điều tích cực, tăng thêm 2% so với cuộc khảo sát của Pew hồi năm 2009.
Trong khi đó, có đến 54% người dân Tây Ban Nha được hỏi đều hoài nghi về giá trị của vị trí thành viên EU. Tuy nhiên, việc giảm sự ủng hộ hội nhập không đồng nghĩa với việc xoá bỏ đồng tiền chung euro.
Thật vậy, trong suốt cơn suy thoái kinh tế thứ hai chỉ trong vòng 3 năm qua thì ở Tây Ban Nha vẫn có tới 60% người dân ủng hộ đồng tiền chung euro.
Tại Hy Lạp, đất nước trở thành tâm của cuộc khủng hoảng cũng chỉ có 23% dân số muốn trở lại dùng đồng drachma của nước này trước đây.
Giám đốc dự án nghiên cứu thái độ kinh tế toàn cầu của Pew, chuyên gia Bruce Stokes nói: “Người dân sử dụng đồng euro nhận ra rằng sẽ thật liều lĩnh nếu họ quay trở lại sử dụng các đồng tiền riêng lẻ của mỗi nước”.
Trong số các nước Eurozone, mong muốn xoá bỏ đồng tiền chung dường như mạnh nhất ở Italy, với 40% số người được khảo sát nói rằng họ muốn quay trở lại đồng lira, còn lại đa phần người dân vẫn ủng hộ đồng tiền chung này.
Tại Anh, nước nằm ngoài Eurozone, có tới 73% số người được hỏi cho rằng bỏ đồng euro là một điều tốt.
Nhiều chuyên gia kinh tế và học giả nhận định, đồng euro, kể từ khi ra đời vào tháng 1-2002 đến nay, đang bị lung lay bởi vì nó thiếu một nền móng cấu trúc để biến nó thực sự là một đồng tiền chung của 17 nền kinh tế.
Mặc dù chưa có sự thay thế nào rõ ràng cho đồng euro, song các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại Brussels rằng sẽ tìm các cách thức để làm sâu sắc hơn sự hội nhập trong Eurozone và khả năng chuyển từ khối tài chính chung sang khối tiền tệ hoàn thiện.
Để thực hiện nghiên cứu này, Pew đã tiến hành hỏi khoảng 1.000 người tại các nước sử dụng đồng tiền chung euro- Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp cũng như các nước không sử dụng đồng euro như Anh, Balan và Cộng hoà Séc. Cuộc khảo sát diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 vừa qua, với sai số khoảng 3 đến 4 điểm phần trăm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()