Châu Á không ủng hộ Mỹ cấm vận I-ran
Tuyến đường ống dẫn khí đốt Ấn Độ - Pa-ki-xtan - I-ran. Trong khi châu Âu và các đồng minh phương Tây của Mỹ hưởng ứng, nhiều nước châu Á lại từ chối lời kêu gọi của Oa-sinh-tơn ban hành lệnh cấm vận đối với ngành dầu mỏ của I-ran, nhằm gây sức ép buộc Tê-hê-ran ngừng chương trình hạt nhân. Trung Quốc, Ấn Độ thẳng thừng bác bỏ. Các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản do dự khi đứng về phía Mỹ.Theo chân Mỹ, 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã nhất trí gói biện pháp trừng phạt mới đối với Tê-hê-ran. Theo đó, từ ngày 1-7 tới, châu Âu sẽ chấm dứt mua dầu thô từ I-ran, với khối lượng nhập khẩu 600.000 thùng dầu/ngày hiện nay. Từ nay tới thời điểm lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, các hợp đồng mua bán dầu giữa EU với I-ran vẫn được bảo đảm thực hiện, nhưng các nước thành viên không được ký thêm hợp đồng với các tập đoàn của I-ran.Các phái viên của Mỹ đã thực hiện các chuyến thăm đến nhiều nước khác nhau nhằm thuyết phục các quốc gia theo...
Tuyến đường ống dẫn khí đốt Ấn Độ – Pa-ki-xtan – I-ran. |
Theo chân Mỹ, 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã nhất trí gói biện pháp trừng phạt mới đối với Tê-hê-ran. Theo đó, từ ngày 1-7 tới, châu Âu sẽ chấm dứt mua dầu thô từ I-ran, với khối lượng nhập khẩu 600.000 thùng dầu/ngày hiện nay. Từ nay tới thời điểm lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, các hợp đồng mua bán dầu giữa EU với I-ran vẫn được bảo đảm thực hiện, nhưng các nước thành viên không được ký thêm hợp đồng với các tập đoàn của I-ran.
Các phái viên của Mỹ đã thực hiện các chuyến thăm đến nhiều nước khác nhau nhằm thuyết phục các quốc gia theo gót Mỹ và EU ban hành các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ của I-ran, nhằm buộc Tê-hê-ran ngừng chương trình phát triển hạt nhân của mình. Cả Mỹ và EU đều hy vọng, việc giảm doanh thu từ dầu mỏ sẽ buộc Tê-hê-ran giảm đầu tư vào các chương trình nghiên cứu hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á, kể cả đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã từ chối hoặc dè dặt bày tỏ ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ I-ran.
Theo thống kê của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), khách hàng tiêu thụ dầu lớn nhất của I-ran không phải là châu Âu (hiện mua khoảng một phần tư lượng xuất khẩu dầu của I-ran), mà chính là châu Á. Cụ thể, Trung Quốc nhập khẩu từ I-ran 550.000 thùng dầu/ngày (tương đương 22% lượng dầu xuất khẩu của I-ran); Nhật Bản mua 327.000 thùng dầu/ngày (13%). Trong khi đó, 12% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ I-ran. Dầu mỏ của I-ran đáp ứng gần 10% nhu cầu tiêu thụ trong nước của Hàn Quốc, trong khi con số này ở Thổ Nhĩ Kỳ tới hơn 50%…
Ngay khi Mỹ kêu gọi các nước ủng hộ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại bác bỏ áp lực của Oa-sinh-tơn đòi các nước này trừng phạt Tê-hê-ran, khi khẳng định không ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ I-ran. Cả Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều nói sẽ không cho phép phương Tây ngăn chặn việc vận chuyển dầu mỏ từ I-ran. Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước biện pháp cấm vận của Mỹ, nhất là biện pháp trừng phạt nhằm vào Ngân hàng Trung ương I-ran. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định An-ka-ra chỉ ràng buộc bởi những biện pháp trừng phạt của LHQ nhằm vào nước láng giềng I-ran liên quan đến chương trình hạt nhân, chứ không phải biện pháp nào khác. Chuyên gia X.Ta-ra-xốp của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ rõ, việc giảm lượng cung cấp dầu mỏ từ I-ran chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng. Cấm vận chỉ là trò chơi chính trị, nhằm gây áp lực với Tê-hê-ran.
Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ tư thế giới, tuyên bố sẽ không cắt giảm nhập khẩu dầu từ I-ran bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu. I-ran hiện là nước cung cấp dầu mỏ lớn thứ hai của Ấn Độ (sau A-rập Xê-út) và Ấn Độ khó có thể xoay xở nếu tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ I-ran. Pa-ki-xtan cũng tuyên bố vẫn tiếp tục tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí giữa I-ran và Pa-ki-xtan.
I-xla-ma-bát nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt I-ran chỉ nên được áp dụng đối với chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran…
Là đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông – Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc rơi vào thế kẹt trước lời hô hào của Oa-sinh-tơn. Tô-ki-ô và Xơ-un còn phải đối mặt với áp lực từ các nhóm quyền lợi trong nước về mối lo ngại giá dầu tăng cao. Tuy nhiên cả hai nước này vẫn hưởng ứng các biện pháp cấm vận của Mỹ một cách dè dặt. Tô-ki-ô ủng hộ chính sách của Oa-sinh-tơn cấm vận Tê-hê-ran, nhưng lại yêu cầu cho họ một trường hợp ngoại lệ, nghĩa là không ngăn chặn Tô-ki-ô nhập khẩu dầu mỏ từ
I-ran. Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc nói rằng việc I-ran phát triển hạt nhân là mối đe dọa cho nhân loại, nhưng ông cũng cho biết Xơ-un chưa quyết định việc cắt giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ I-ran. Cuối tháng hai, đầu tháng ba, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phái đoàn đại biểu tới Mỹ để bàn thảo về vấn đề giảm lượng dầu nhập khẩu từ I-ran…
Theo Nhandan
Ý kiến ()