LSO-Với mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm tập thể, nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của đối tượng nhận khoán, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân khu vực nông thôn và gắn trách nhiệm của người dân với công tác quản lý, bảo trì đường bộ các tuyến đường tỉnh, huyện trên phạm vi toàn tỉnh, năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành quyết định 31/2007/QĐ-UBND, ngày 27/8/2010 về việc ban hành quy chế khoán quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện cơ chế khoán quản tới hộ gia đình, tổ chức đã góp phần cho hoạt động giao thông vận tải đến các vùng, miền được vận hành thông suốt. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nảy sinh những vướng mắc, khó khăn dẫn tới chất lượng thực hiện cơ chế khoán quản còn nhiều hạn chế.Quốc lộ 4B đoạn km47 đến km58 do chưa được duy tu kịp thời dẫn tới xuống cấp nhanhCơ chế khoán quản, bảo dưỡng đường bộ được tỉnh triển khai thông qua UBND...
LSO-Với mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm tập thể, nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của đối tượng nhận khoán, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân khu vực nông thôn và gắn trách nhiệm của người dân với công tác quản lý, bảo trì đường bộ các tuyến đường tỉnh, huyện trên phạm vi toàn tỉnh, năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành quyết định 31/2007/QĐ-UBND, ngày 27/8/2010 về việc ban hành quy chế khoán quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện cơ chế khoán quản tới hộ gia đình, tổ chức đã góp phần cho hoạt động giao thông vận tải đến các vùng, miền được vận hành thông suốt. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nảy sinh những vướng mắc, khó khăn dẫn tới chất lượng thực hiện cơ chế khoán quản còn nhiều hạn chế.
|
Quốc lộ 4B đoạn km47 đến km58 do chưa được duy tu kịp thời dẫn tới xuống cấp nhanh |
Cơ chế khoán quản, bảo dưỡng đường bộ được tỉnh triển khai thông qua UBND các huyện và Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn. Cụ thể, đối với các tuyến đường do huyện quản lý, bảo trì sẽ giao cho các đội duy tu của huyện và hợp đồng trực tiếp tới các hộ, nhóm hộ thông qua UBND các xã, thị trấn thực hiện. Đối với các tuyến đường do tỉnh quản lý, Sở Giao thông Vận tải giao cho Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn thực hiện thông qua các hạt quản lý đường bộ. Tính đến cuối năm 2010, bình quân có 79,36% số km đường tỉnh, 62,72% số km đường huyện được thực hiện giao khoán, với sự tham gia của 103 nhóm hộ gia đình, 18 tổ chức xã hội, 77 cán bộ thuộc 4 đội duy tu của các huyện, 246 cán bộ công nhân của 11 hạt quản lý đường bộ nhận khoán. Tổng kinh phí sự nghiệp giao thông và thực hiện giao khoán trên các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ bình quân đạt khoảng 19 tỷ đồng/năm.
Qua công tác khoán quản tới các tổ chức, cá nhân cho thấy vai trò cũng như trách nhiệm, tính tự giác, chủ động trong công việc đã được nâng lên, đồng thời đã đem lại một phần việc làm, thu nhập cho người lao động. Hiện số km giao khoán cho các đơn vị, cá nhân đạt khoảng 1200km/năm. Tuy nhiên, kinh phí duy tu, bảo dưỡng cho một km đường lại rất thấp, bình quân khoảng trên 10 triệu đồng/km/năm. Trong khi đó, các tuyến đường tỉnh và huyện hiện nay đang xuống cấp rất nhanh như đoạn tuyến thuộc đường 226 Bình Gia-Hồng Phong (huyện Bình Gia), đường Chi Lăng-Hữu Kiên (Chi Lăng)-Hữu Lân- Đồng Bục (Lộc Bình)…, các tuyến đường này cần nguồn vốn duy tu rất lớn. Không những vậy, việc giao khoán cho các cá nhân, nhóm hộ gia đình trên các tuyến đường do huyện quản lý cũng không đáp ứng được yêu cầu. Do trình độ, năng lực của người được nhận khoán rất hạn chế, chỉ làm các công việc đơn giản như phát cây, khơi rãnh, bạt lề, vệ sinh mặt đường, hót sụt nhỏ lẻ, đối với các công việc cần kỹ thuật, thiết bị thì chưa thể thực hiện được kể cả đối với một số đội duy tu cấp huyện, dẫn tới hiệu quả khoán quản đường bộ chưa cao.
Để thực hiện tốt công tác, duy tu, bảo trì đường bộ, việc bảo dưỡng thường xuyên của các huyện, thành phố phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất, tránh để công trình xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, rất cần thiết xây dựng cơ chế đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách giao thông, thuỷ lợi cấp xã trong thực hiện hướng dẫn quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy việc khoán quản duy tu sửa chữa đường bộ mới đáp ứng được yêu cầu, giúp tăng tuổi thọ đối với các công trình giao thông của tỉnh.
Công Quân
Ý kiến ()