LSO-HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2011 đã sắp kết thúc, cả nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã và đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trong nhiệm kỳ qua, HĐND tỉnh Lạng Sơn đã luôn có sự cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng ngày càng có hiệu lực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh cũng đã thẳng thắn nêu ra một số hạn chế của nhiệm kỳ, trong đó có vấn đề chất lượng của đại biểu HĐND các cấp.Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết của kỳ họp thứ 18, nhiệm kỳ 2004-2011Trách nhiệm của đại biểu HĐNDĐại biểu là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND, trong đó chất lượng của đại biểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ 2004-2011, tỉnh Lạng Sơn bầu được 5.734 đại biểu HĐND các cấp, trong đó có 58 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 380 đại biểu HĐND cấp huyện, 5.296 đại biểu...
LSO-HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2011 đã sắp kết thúc, cả nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã và đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong nhiệm kỳ qua, HĐND tỉnh Lạng Sơn đã luôn có sự cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng ngày càng có hiệu lực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh cũng đã thẳng thắn nêu ra một số hạn chế của nhiệm kỳ, trong đó có vấn đề chất lượng của đại biểu HĐND các cấp.
|
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết của kỳ họp thứ 18, nhiệm kỳ 2004-2011 |
Trách nhiệm của đại biểu HĐND
Đại biểu là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND, trong đó chất lượng của đại biểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ 2004-2011, tỉnh Lạng Sơn bầu được 5.734 đại biểu HĐND các cấp, trong đó có 58 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 380 đại biểu HĐND cấp huyện, 5.296 đại biểu HĐND cấp xã, đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn theo Trung ương quy định. Đối với HĐND tỉnh, cho đến nay, do chuyển công tác, nghỉ chế độ, bãi nhiệm còn 56 đại biểu. Nhìn chung, các đại biểu HĐND đã thực hiện đúng chức năng là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, tham gia quyết định các vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, các chủ trương chính sách của địa phương theo thẩm quyền của HĐND tại các kỳ họp, tích cực liên hệ với cử tri nơi bầu mình cũng như nơi cư trú, tham gia giám sát tại kỳ họp và giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND khi được yêu cầu…
Tuy nhiên, trong thực tế còn một số đại biểu do hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn, yếu về năng lực hoạt động thực tiễn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của người đại biểu. Thậm chí có những đại biểu cả nhiệm kỳ không tham gia phát biểu lần nào tại các phiên thảo luận của các kỳ họp, không tự mình báo cáo được trước cử tri về kết quả kỳ họp, không trao đổi và thảo luận được với cử tri về những vấn đề mà họ quan tâm tại các buổi tiếp xúc cử tri, nhìn chung đối với các đại biểu này là không thể hoạt động độc lập. Nguyên nhân của tồn tại này là trong quá trình hiệp thương chọn đại biểu ứng cử để bầu vào đại biểu HĐND đã không giải quyết được một cách hợp lý giữa cơ cấu và tiêu chuẩn của đại biểu, còn có biểu hiện nặng về cơ cấu mà bỏ qua tiêu chuẩn, do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND. Đây là một thực trạng không của riêng tỉnh Lạng Sơn mà của nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND
Từ thực tế trên cho thấy, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp thì tất yếu phải nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Đặc biệt trước khi bước vào bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ mới thì đòi hỏi cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ cũng như hiệp thương ứng cử đại biểu HĐND, vừa đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn, vừa đạt chất lượng về trình độ, học vấn, nhận thức xã hội, khả năng thuyết trình trước cử tri. Tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại Lạng Sơn, rất nhiều ý kiến đóng góp và chia sẻ xung quanh vấn đề nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Ông Nguyễn Viết Xuân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang chia sẻ: Tôi rất tâm đắc ý kiến và sự khẳng định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu đại ý rằng, chúng ta không vì cơ cấu mà bỏ qua chất lượng đại biểu HĐND. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND là một nhiệm vụ rất quan trọng. Xác định như vậy, nhiệm kỳ tới, tỉnh Hà Giang phấn đấu có trên 80% đại biểu ứng cử có trình độ đại học và tất cả đại biểu phải đạt trình độ tốt nghiệp THPT. Đối với tỉnh Lạng Sơn, căn cứ vào số dân, nhiệm kỳ 2011-2016, Lạng Sơn được bầu 58 đại biểu HĐND tỉnh, chia làm 16 đơn vị bầu cử. Hội đồng nhân dân cấp huyện được bầu 373 đại biểu, gồm 84 đơn vị bầu cử. Hội đồng nhân dân cấp xã được bầu 5.298 đại biểu, gồm 1.363 đơn vị bầu cử. Quá trình chuẩn bị tổ chức triển khai đúng luật, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Trung ương. Cùng với đó, các cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đã báo cáo trước Ủy ban bầu cử tỉnh về tình hình hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai thoả thuận cơ cấu thành phần ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Đến nay, mọi công tác về ứng cử đại biểu HĐND các cấp đã và đang được tiến hành đúng Luật Bầu cử và theo quy trình đề ra…
Với những nỗ lực đó, tin tưởng và hy vọng rằng, ngày 22/5/2011 tới đây sẽ là ngày hội của cử tri cả nước náo nức đi bầu cử, sáng suốt lựa chọn được những người đại biểu có đức, có tài, đủ năng lực, trình độ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong nhiệm kỳ tới.
Thanh Huyền
Ý kiến ()