Chấn chỉnh việc vận chuyển quặng sắt quá tải ở mỏ Quý Sa
Cây cầu yếu hằng ngày phải oằn mình chịu đựng những xe chở quặng sắt quá tải đi qua. Mỗi ngày có khoảng 130 chiếc xe tải nặng loại ba và bốn "chân" (trục bánh), chở quặng sắt quá tải từ mỏ Quý Sa lên cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), đã cày xới, làm hỏng quốc lộ 4E, tỉnh lộ 151 và nhiều tuyến đường nội thị TP Lào Cai, tiềm ẩn tai nạn giao thông cao.Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cần có biện pháp mạnh để chấn chỉnh việc này. Cầu, đường yếu oằn lưng chịu xe chở quặng sắt quá tảiLàm việc với Phòng Quản lý giao thông, thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lào Cai, chúng tôi được biết: Tỉnh lộ 151 Xuân Giao - Văn Bàn, dài 40 km, trong đó có 30 km được cắm biển chịu được tải trọng 12 tấn, có 10 km chịu được tải trọng 7 - 9 tấn/trục xe. Trên tỉnh lộ 151 có năm cầu bê-tông, được xây dựng cách đây 20 năm, cắm biển báo tải trọng giới hạn là 13 tấn. Hằng ngày, trung bình có khoảng 130 xe tải loại ba và...
|
Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cần có biện pháp mạnh để chấn chỉnh việc này. Cầu, đường yếu oằn lưng chịu xe chở quặng sắt quá tải
Làm việc với Phòng Quản lý giao thông, thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lào Cai, chúng tôi được biết: Tỉnh lộ 151 Xuân Giao – Văn Bàn, dài 40 km, trong đó có 30 km được cắm biển chịu được tải trọng 12 tấn, có 10 km chịu được tải trọng 7 – 9 tấn/trục xe. Trên tỉnh lộ 151 có năm cầu bê-tông, được xây dựng cách đây 20 năm, cắm biển báo tải trọng giới hạn là 13 tấn. Hằng ngày, trung bình có khoảng 130 xe tải loại ba và bốn trục bánh (ba và bốn chân) chở quặng sắt ở mỏ Quý Sa chạy trên tuyến đường này. Theo quy định đăng kiểm, xe loại ba trục bánh, giới hạn trọng tải là 24 tấn; xe bốn trục bánh giới hạn trọng tải là 36 tấn (trọng lượng xe hàng hóa). Tuy nhiên, hầu hết các xe tải (ba và bốn chân) chở quặng Quý Sa lưu thông trên tuyến tỉnh lộ 151 đều chở từ 40 – 50 tấn quặng, cộng với tải trọng của xe từ 17 – 21 tấn, như vậy vượt tải từ 31 – 35 tấn so với chịu tải của đường và từ 44 – 68 tấn so với chịu tải của cầu.
Mỏ sắt Quý Sa nằm tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn (Lào Cai), cách cửa khẩu Kim Thành (TP Lào Cai) khoảng 80 km, hiện do Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim
Việt – Trung quản lý (liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam và Tập đoàn gang thép Côn Gang – Trung Quốc). Việc vận chuyển quặng được Tổng công ty thép Việt Nam ký hợp đồng với Đại lý vận tải phía bắc thuộc Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam (đóng tại Hải Phòng) thực hiện. Để vận chuyển 500 nghìn tấn quặng, các đầu mối vận tải đã huy động nhiều xe trọng tải lớn, chở quá tải, chạy liên tục trong ngày, bất chấp thời tiết nắng hay mưa. Cầu, đường yếu, xe chở quá tải với tần suất cao, đó chính là nguyên nhân làm sụt lún nền đường, gãy vỡ cầu bê-tông trên tuyến tỉnh lộ 151. Không chỉ tỉnh lộ 151, xe chở quặng sắt quá tải còn 'băm nát' quốc lộ 4E và nhiều tuyến đường trong nội thị TP Lào Cai, như: Đại lộ Hoàng Liên, Trần Hưng Đạo; đường Lương Khánh Thiện, Phú Thịnh… Cũng do mặt đường bị cày xới nham nhở, mật độ xe lưu thông lớn, chở quá tải, chạy quá tốc độ quy định, cho nên xe chở quặng đã va chạm, gây tai nạn giao thông (TNGT), hoặc tự lật đổ trên đường khi vào cua. Theo thống kê của Phòng CSGT Lào Cai, chỉ từ đầu tháng 3 đến nay (khi bắt đầu đợt vận chuyển quặng sắt Quý Sa trong năm 2011), các xe chở quặng sắt đã gây ra sáu vụ TNGT, hai vụ xe chở quá tải, chạy nhanh bị lật xe khi vào cua làm bốn người bị thương.
'Cai' đầu xe để ăn chênh lệch giá cước
Thông qua một lái xe chở thuê quặng sắt, chúng tôi đã tìm hiểu cách thức hoạt động của việc vận chuyển quặng ở mỏ sắt Quý Sa. Đầu tiên, Đại lý vận tải quốc tế phía bắc thuộc Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam đăng ký với Sở Công thương Lào Cai lượng phương tiện rất lớn, khoảng 700 xe, loại có trọng tải từ 24 đến 36 tấn. Sau đó, đơn vị này 'khoán' cho 13 đầu mối vận tải (B phẩy) trong và ngoài tỉnh Lào Cai, với đơn giá 190 nghìn/tấn. Tiếp theo, các B phẩy này (thực chất là cai xe) thu gom phương tiện trôi nổi từ các nơi và 'khoán lại' cho lái xe chở thuê là 150 nghìn đồng/tấn. Như vậy, mỗi tấn quặng cai xe 'bóc' 40 nghìn đồng, ngoài ra lái xe còn phải đóng 130 nghìn/đầu xe/chuyến, gọi là tiền phí tổn. Tính ra, mỗi xe ba chân (ba trục bánh), chở khoảng 40 tấn quặng, cai xe 'ăn' 1,6 triệu đồng; mỗi xe bốn chân (bốn trục bánh), chở 50 tấn, cai xe 'ăn' hai triệu đồng/chuyến. Để bù đắp giá xăng, dầu cao và các phí tổn khác, các lái xe thi nhau chở quá tải, dù có xót xe 'bể lốp, vỡ máy, gãy nhíp' thì cũng phải cắn răng chịu. 'Cai xe' Phạm Văn T, ở phường Lào Cai, gom được 15 đầu xe, mỗi ngày nằm khểnh ở nhà cũng đút túi gần 30 triệu đồng. Còn lái xe Nguyễn Văn C, có chiếc xe Hyundai loại 'ba chân', liên tục chở quá tải, từ 25 đến 27 chuyến/tháng, trừ chi phí nhiên liệu và các phí tổn khác còn được 70 triệu đồng. Về phía đại lý vận tải phía bắc, khoán xong cho các 'cai xe' là hết trách nhiệm, chỉ còn mỗi việc cử người nhận hàng tại bãi đổ để lấy tiền vận chuyển của chủ mỏ. Chính cách khoán trắng cho cai đầu dài, gom xe trôi nổi, là nguyên nhân gây nên tình trạng chở quá tải, bất chấp hỏng đường, nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, đang diễn ra tại mỏ sắt Quý Sa hiện nay.
Cần biện pháp mạnh để chấn chỉnh
Trước thực tế xe tải chở quặng phá hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng TNGT, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số 742 phê duyệt phương án vận chuyển quặng sắt trên địa bàn. Tỉnh quy định cụ thể số lượng xe, tuyến đường chạy bắt buộc, thời gian vận chuyển, mỗi xe phải có biển phụ để dễ kiểm soát (biển này do chủ xe tự làm theo mẫu của cơ quan chức năng, không thu phí). Đồng thời, thành lập Tổ kiểm soát liên ngành chốt chặn trước cửa khẩu Kim Thành, tổ chức cân trọng tải từng xe quặng trước khi xuất khẩu. Những biện pháp trên là rất cần thiết để quản lý nguồn gốc, số lượng, lập lại trật tự trong vận chuyển và tiêu thụ quặng sắt trên địa bàn.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và làm việc với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Quyết định số 742 của UBND tỉnh Lào Cai, chúng tôi thấy vẫn chưa chặt chẽ, hiệu quả, còn nhiều lỗ hổng cần được chấn chỉnh, khắc phục ngay. Nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành chức năng như: Cho phép đăng ký phương tiện quá nhiều (hơn 700 xe) so với hạ tầng cầu đường yếu kém, chưa tổ chức cân trọng tải xe chở quặng sắt Quý Sa tại điểm cân điện tử theo quy định, không xử lý hạ tải những xe chở quặng sắt quá tải… Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở GTVT Lào Cai Nguyễn Trọng Hài cho rằng, cần phải có những biện pháp mạnh hơn như tổ chức kiểm tra, hạ tải ngay từ khu vực mỏ; áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với đơn vị vận tải trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()