Chấn chỉnh hoạt động thu đổi ngoại tệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Người dân đổi tiền trên đường Lê Lợi. Nhiều năm qua, hoạt động thu đổi ngoại tệ (TĐNT) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) diễn ra khá đa dạng và phức tạp. Hộ kinh doanh TĐNT tập trung ở một vài điểm, không có vị trí cố định. Hình thức thu đổi, mua bán, trao tay hoặc báo sổ, phương tiện chính là sử dụng điện thoại di động... tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro...Biết tôi có người em sắp đi du học bên Trung Quốc, một số người quen liên tục gọi điện, sẵn sàng đổi tiền Việt Nam sang đồng Nhân dân tệ, với giá "mềm", hàng trăm triệu đồng cũng có... Dạo qua vài điểm TĐNT ở TP Lạng Sơn, chợ Đồng Đăng, (Cao Lộc), Tân Thanh, (Văn Lãng)...mới thấy sự sôi động của loại hình dịch vụ này. Tại đây, phần lớn các hộ kinh doanhTĐNT tập trung ở một vài điểm và hoạt động lưu động, không có vị trí cố định tại các địa điểm chung. Hoạt động thu đổi diễn ra bằng các hình thức mua bán trao tay hoặc báo sổ, phương...
Người dân đổi tiền trên đường Lê Lợi. |
Biết tôi có người em sắp đi du học bên Trung Quốc, một số người quen liên tục gọi điện, sẵn sàng đổi tiền Việt Nam sang đồng Nhân dân tệ, với giá “mềm”, hàng trăm triệu đồng cũng có… Dạo qua vài điểm TĐNT ở TP Lạng Sơn, chợ Đồng Đăng, (Cao Lộc), Tân Thanh, (Văn Lãng)…mới thấy sự sôi động của loại hình dịch vụ này. Tại đây, phần lớn các hộ kinh doanh
TĐNT tập trung ở một vài điểm và hoạt động lưu động, không có vị trí cố định tại các địa điểm chung. Hoạt động thu đổi diễn ra bằng các hình thức mua bán trao tay hoặc báo sổ, phương tiện chính là sử dụng điện thoại di động. Việc giao dịch cũng diễn ra nhanh gọn. Đến điểm TĐNT khu vực sân vận động Đông Kinh, đường Lê Lợi (TP Lạng Sơn), điều dễ nhận ra là sự tấp nập của khu vực này. Ở đây có hàng trăm chiếc bàn nhựa, được bày trong hai gian hàng và lấn chiếm ra đến cả tiền sảnh, hành lang sân vận động. Mỗi chiếc bàn túm tụm từ năm đến sáu người, chủ yếu là chị em phụ nữ, vai khoác túi tiền, bàn nào quy mô hơn thì có thêm chiếc máy đếm tiền, còn lại trống không. Chị Lê Thị H nói: Hiện đang vào mùa lễ hội cho nên tranh thủ ra đổi tiền kiếm chút lộc Xuân, ai có nhu cầu đổi từ 50 nghìn đến hàng trăm triệu đồng cũng có. Nếu có những giao dịch lớn tiền tỷ (thường là khách quen, doanh nghiệp) thì về tận nhà dưới hình thức báo sổ. Làm nghề này có ngày kiếm được vài triệu đồng…
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn, Nông Văn Thới cho biết: Có các bàn TĐNT là do nhu cầu khách quan, vì sự trao đổi hàng hóa trên tuyến biên giới vẫn còn hình thức trao đổi giữa cư dân biên giới của hai nước, thậm chí cả hàng thẩm lậu và hàng xuất khẩu vẫn theo con đường tiểu ngạch. Vì vậy, đòi hỏi phải có nhu cầu thanh toán nội tệ cho nên người mua và người bán phải tìm mọi cách để thanh toán. Trong khi đó xuất khẩu tiểu ngạch, hình thức mua bán đều không có chứng từ, hợp đồng, buộc phải tìm đến các hộ kinh doanh TĐNT. Các hộ này sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ. Được phép của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã cấp giấy phép thành lập bàn TĐNT cho 169 cá nhân trên địa bàn TP Lạng Sơn và một số huyện giáp biên như: Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định… Phần lớn các hộ TĐNT này đều nhỏ lẻ, một số hộ kinh doanh không có bất kỳ giấy tờ nào, không chịu quản lý về thuế, thường xuyên trốn tránh sự kiểm tra, quản lý của các cơ quan liên ngành… Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh (Văn Lãng) Phùng Quang Hội cho biết: hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) qua cửa khẩu Tân Thanh, chủ yếu là hàng nông sản, hằng năm, lượng hàng xuất qua cửa khẩu này rất lớn. Hình thức trao đổi mua bán giữa tư thương hai bên, tại cửa khẩu này chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch, thường là không có hợp đồng, thanh toán tiền trao tay, không qua ngân hàng… Vì thế, các cơ quan chức năng tại khu vực cửa khẩu không kiểm soát được lượng tiền ngoại tệ vào trong nước là bao nhiêu, có tư thương lại dùng số tiền này để mua hàng, thậm chí mua cả hàng lậu, hàng cấm để vận chuyển về trong nước…
Là tỉnh có nhiều cửa khẩu, nhiều cặp chợ đường biên và nhiều đường mòn, lối tắt qua lại biên giới, cho nên những năm qua, các hoạt động trao đổi hàng hóa XNK qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra sôi động và nhộn nhịp. Làm thế nào để quản lý dòng ngoại tệ qua biên giới, hạn chế tình trạng buôn tiền lộn xộn, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước? Phó Chi cục trưởng quản lý thị trường Đinh Kỳ Giang đề nghị: thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi, bổ sung quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới. Cụ thể như: cấp giấy phép thành lập bàn TĐNT có thời hạn, thay vì cấp không có thời hạn như hiện nay; cần có các quy định chặt chẽ hơn như: điều kiện cơ sở vật chất, địa điểm, điều kiện an toàn, thu hồi giấy phép thành lập đối với những cá nhân không thực hiện đúng các chế độ theo quy định. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên phối hợp, kiểm tra, hoạt động TĐNT, xử phạt nghiêm những trường hợp kinh doanh trái quy định của Nhà nước về tiền tệ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()