Sau 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các doanh nghiệp (DN) niêm yết, các CTCK cũng như quy mô vốn hóa. Nhưng cũng cần phải tỉnh táo để nhận thấy rằng, thị trường của chúng ta vẫn là một thị trường mới nổi và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức.Tâm lý thắng thực chấtThực tế đã cho thấy rất nhiều mô hình dự báo, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản áp dụng thành công tại các quốc gia khác đã không thể phát huy hiệu quả tại TTCK Việt Nam. Phần lớn các nhà đầu tư (NĐT) của chúng ta đều tập trung vào yếu tố đầu cơ mà bỏ quên yếu tố đầu tư. Với định hướng như vậy, các NĐT đã đặt phần lớn sự quan tâm của mình vào câu hỏi: “Ngày mai giá chứng khoán sẽ thế nào?”. Các công ty chứng khoán (CTCK) cũng phải chạy theo “thượng đế” của mình nên các nhận định chỉ tập trung tìm cách trả lời câu hỏi cho “ngày mai” mà bỏ quên cái nhìn dài hạn. Các...
Sau 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cácdoanh nghiệp (DN) niêm yết, cácCTCK cũng như quy mô vốn hóa.Nhưng cũng cần phải tỉnh táo để nhận thấy rằng, thị trường của chúng ta vẫn là một thịtrường mới nổi và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Tâm lý thắng thực chất
Thực tế đã cho thấy rất nhiều mô hình dự báo, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản áp dụngthành công tại cácquốc gia khác đã khôngthể phát huyhiệu quả tạiTTCK Việt Nam .Phần lớn cácnhà đầu tư (NĐT) của chúng ta đều tập trung vào yếu tố đầu cơ mà bỏ quên yếu tố đầu tư. Với định hướng như vậy, các NĐT đã đặt phần lớn sự quan tâm của mình vào câu hỏi: “N gày mai giá chứng khoán sẽ thế nào? ”.Các công ty chứng khoán (CTCK) cũng phải chạy theo “thượng đế” của mình nên các nhận định chỉ tập trungtìm cách trả lời câu hỏi cho “ngày mai” mà bỏ quên cái nhìn dài hạn. Các tổ chức tài chính hoạt động cũng đưa ra các nhận định của riêng mình, nhưng chất lượngphần lớn chưa phản ánh đúng các diễn biến thực tế trên thị trường. Các CTCK, tổ chức tài chính đều có riêng bộ phận phân tích thị trường, trong nhiều trường hợp, họ chỉ công bố một phần các kết quả phân tích và theo chiều hướng có lợi cho chính mình. Người chịu thiệt thòi nhất chính là các NĐT, thiếu kiến thức, thiếu cái nhìn tổng thể và thiếu các thông tin khách quan.
Tại nhiều thời điểm, TTCK Việt Nam có diễn biến theo nguyên tắc lò xo: khi bị nén quá mức hoặc kéo căng quá mức, nó sẽ dao động quanh điểm cân bằng một thời gian trước khi nó đạt điểm cân bằng. Sau khi đạt mức cực đại 1.100 cuối năm 2007, thị trường có phản ứng ngược lại và liên tục giảm cho đến đầu năm 2009, xuống tới mức cực tiểu 235 điểm. Sau khi đạt cực tiểu thì thị trường lại phục hồi và lại đạt cực đại 630 điểm vào gần cuối năm 2009. Trong thời gian gần đây mức độ dao động của VN Index và HNX Index cũng đã giảm lại và chu kỳ cũng đã ngắn lại. Điều này có thể khiến nhiều NĐT phiền lòng vì thị trường ít sóng, nhưng lại cho thấy thị trường đang tìm đến điểm cân bằng, cũng là mức giá trị thực của mình. Xét trong dài hạn, TTCK Việt Nam sẽ diễn biến theo nguyên tắc tự điều chỉnh: nghĩa là mặc dù tăng hay giảm trong ngắn hạn, nó cũng sẽ quay trở về điểm cân bằng của nó. Việc điều tiết của thị trường sẽ có thể bị kéo dài hoặc thu ngắn nhờ những nỗ lực điều phối thị trường của Chính phủ. Nhưng cũng cần nhớ rằng, ngay cả trong những năm khó khăn nhất của TTCK thì nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn. Mức độ dao động của TTCK Việt Nam nhiều khi phản ánh tâm trạng của NĐT hơn là giá trị thực của nó.
Đi tìm giá trị thực
Theo như đã giải thích ở phần trên, lực cầu trên TTCK Việt Nam tỷ lệ thuận với mức cung tiền trên thị trường.S ự ổn địnhcủa nền kinh tế trong khoảng từ nay đến cuối năm sẽ duy trì và ổn định mức cung tiền trên thị trường. Việt Nam hiện đang theo đuổi chính sách thắt chặt thị trường tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Nhìn chung, từ đầu năm đến nay Chính phủ đã kiểm soát được lạm phát và sẽ duy trì sự kiểm soát này đến cuối năm. Với các lập luận này thì nguồn cung tiền trên thị trường từ nay đến cuối năm sẽ không gia tăng.Bên cạnh đó, việc cổ đông của các ngân hàng phải lo xoay cho được nguồn tiền để góp vào những đợt tăng vốn của các ngân hàng cũng sẽ làm ảnh hưởng lượng tiền đang xoay vòng trên TTCK.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hiện đang trên đà phát triển, số lượng các dự án đã và sẽ triển khai tăng, quy mô vốn của các công ty kinh doanh BĐS và xây dựng không đủ để triển khai đồng loạt các dự án. Để có được vốn để phát triển, các công ty BĐS sẽ có ba lựa chọn: vay ngân hàng, huy động từ người mua BĐS và tăng vốn. Việc vay ngân hàng sẽ không mấy thuận lợi vì các dự án này ban đầu thường chưa mang lại lợi nhuận trong khi áp lực trả ngân hàng là luôn hiện hữu. Việc huy động vốn của người mua BĐS cũng đã bị nhiều quy định ràng buộc khiến việc huy động không mấy dễ dàng. Lựa chọn cuối cùng sẽ là lựa chọn hợp lý nhất vì áp lực trả nợ là không có, chỉ tồn tại duy nhất áp lực trả cổ tức cuối năm. Trong năm nay, đã có rất nhiều và sẽ còn nhiều công ty kinh doanh BĐS sẽ thực hiện kế hoạch tăng vốn để thực hiện các dự án BĐS của mình. Những thực tế này sẽ làm cho dòng tiền đổ vào TTCK giảm và khó có thể duy trì ở mức cao như những tháng cuối năm 2009. Xét về tốc độ phát triển kinh tế: GDP của Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tương đối ổn định và tăng trưởng dương. Khả năng Việt Nam rơi vào suy thoái trong những năm tới là không có.
Tổng hợp những phân tích nêu trên, xin đưa ra một số luận điểm: VN Index đạt giá trị nhỏ nhất vào tháng 2-2008, tại thời điểm đó chỉ số VNI “hợp lý” đạt khoảng 320 điểm. Tại thời điểm tháng 11-2009, khi VN Index vượt mốc 600 điểm, giá trị “hợp lý” đạt khoảng 380 điểm. Và chỉ số VN Index “hợp lý” tới cuối năm 2010 là khoảng 390 điểm, biên độ dao động bình thường của thị trường tại thời điểm này vào khoảng ± 10%.
Theo Nhandan
Ý kiến ()