Qua kiểm tra, hằng năm việc thi hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (CĐ) ở các doanh nghiệp (DN), nhất là tại các DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng vi phạm Pháp lệnh Lao động và Luật CĐ còn phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ).Nhiều DN vi phạm quy định về thời gian làm việc, buộc NLĐ phải làm từ 10 đến 12 giờ/ngày, thậm chí không trả lương làm thêm giờ, không giải quyết chế độ nghỉ bù. Tình trạng làm thêm giờ liên tục, số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm diễn ra ở các DN sử dụng lao động thời vụ, lao động hợp đồng ngắn hạn, các DN làm hàng gia công dệt may, giày da, chế biến thủy sản,... Lực lượng chức năng phát hiện có tới 80% số hợp đồng lao động được người sử dụng lao động (NSDLĐ) ký với NLĐ là hợp đồng xác định thời hạn từ một đến ba năm. Nhiều nơi, NSDLĐ kéo dài thời gian thử việc và chỉ ký hợp đồng lao động loại dưới ba tháng, để...
Qua kiểm tra, hằng năm việc thi hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (CĐ) ở các doanh nghiệp (DN), nhất là tại các DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng vi phạm Pháp lệnh Lao động và Luật CĐ còn phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ).
Nhiều DN vi phạm quy định về thời gian làm việc, buộc NLĐ phải làm từ 10 đến 12 giờ/ngày, thậm chí không trả lương làm thêm giờ, không giải quyết chế độ nghỉ bù. Tình trạng làm thêm giờ liên tục, số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm diễn ra ở các DN sử dụng lao động thời vụ, lao động hợp đồng ngắn hạn, các DN làm hàng gia công dệt may, giày da, chế biến thủy sản,… Lực lượng chức năng phát hiện có tới 80% số hợp đồng lao động được người sử dụng lao động (NSDLĐ) ký với NLĐ là hợp đồng xác định thời hạn từ một đến ba năm. Nhiều nơi, NSDLĐ kéo dài thời gian thử việc và chỉ ký hợp đồng lao động loại dưới ba tháng, để không phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ. Tình trạng nợ đọng, không đóng, hoặc trốn BHXH diễn ra ở nhiều DN làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể còn thấp, đạt tỷ lệ 67%.
Để giúp NLĐ tại các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) tháo gỡ phần nào khó khăn, Ban Bí thư T.Ư Đảng vừa quyết định lấy tháng 5 hằng năm là “Tháng Công nhân” thể hiện sự quan tâm của Đảng và toàn hệ thống chính trị chăm lo nhiều hơn, thiết thực, cụ thể hơn cho công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ).
Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo triển khai “Tháng Công nhân” trên phạm vi cả nước, nhằm từng bước chăm lo cho NLĐ trong các KCN, KCX trên các công trình trọng điểm và NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, các cấp CĐ cần đặc biệt chú trọng việc tăng cường, phối hợp chính quyền, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ. Trước mắt, tập trung thực hiện các chính sách về nhà ở cho công nhân các KCN và CNVCLĐ có thu nhập thấp; chính sách bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, BHXH, BHYT, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và các thiết chế văn hóa phục vụ CNLĐ. Về lâu dài, tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị và tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật CĐ, Luật BHXH; các chế tài để thực hiện quy chế dân chủ trong các DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tăng cường giám sát việc thực hiện bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ; chính sách đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân; đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, có tay nghề cao… Từng bước nâng cao đời sống cho NLĐ, giúp họ có cơ hội phát triển, cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()