LSO- Nâng cao về trình độ, hợp lý về cơ cấuQuán triệt sâu sắc Chỉ thị 40-CT/TW và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; thực hiện Đề án 09 của Tỉnh ủy về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo Quyết định số 281-QĐ/TU ngày 15/3/2007, ngành GD&ĐT Lạng Sơn một mặt đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong những năm trước mắt và tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch về phát triển, sắp xếp đội ngũ giai đoạn 2010-2015.Vấn đề cơ bản nhất trong 4 năm qua là ngành đã có sự đánh giá, phân loại thực trạng đội ngũ CBGV Lạng Sơn. Căn cứ vào đánh giá phân loại, ngành đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ. Theo đó, quân bình mỗi năm, ngành đã thực hiện bồi dưỡng cho trên 17 ngàn lượt CBGV, chiếm trên 95% số CBGV trong biên chế. Riêng trong năm học 2009-2010 đã có 7 cán...
LSO- Nâng cao về trình độ, hợp lý về cơ cấu
Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 40-CT/TW và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; thực hiện Đề án 09 của Tỉnh ủy về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo Quyết định số 281-QĐ/TU ngày 15/3/2007, ngành GD&ĐT Lạng Sơn một mặt đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong những năm trước mắt và tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch về phát triển, sắp xếp đội ngũ giai đoạn 2010-2015.
Vấn đề cơ bản nhất trong 4 năm qua là ngành đã có sự đánh giá, phân loại thực trạng đội ngũ CBGV Lạng Sơn. Căn cứ vào đánh giá phân loại, ngành đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ. Theo đó, quân bình mỗi năm, ngành đã thực hiện bồi dưỡng cho trên 17 ngàn lượt CBGV, chiếm trên 95% số CBGV trong biên chế. Riêng trong năm học 2009-2010 đã có 7 cán bộ đi đào tạo Tiến sĩ, 96 người đi đào tạo thạc sĩ, 1168 người đi đào tạo đại học và 772 người đi đào tạo trình độ Cao đẳng. Có 449 cán bộ QLGD được đi bồi dưỡng kiến thức QLGD theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapo.
Đội ngũ cán bộ giáo viên Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh trong buổi họp chuyên môn trao đổi
nghiệp vụ
Bước vào năm học 2010-2011, đội ngũ cán bộ QLGD đã đạt chuẩn trình độ đào tạo 100%, giáo viên MN đạt 86,86% (có 18,69% trên chuẩn); giáo viên tiểu học đạt 99,85% (có 45,59% trên chuẩn), giáo viên THCS đạt 85,66% (có 16,1% trên chuẩn), giáo viên THPT đạt 96,78% (có 1,82% trên chuẩn), giáo viên GDTX đạt 95,65% (có 1,47% trên chuẩn), giáo viên GDCN đạt 96,10% (trong đó có 29,22%) trên chuẩn.
Bên cạnh công tác đào tạo, ngành tiến hành thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên dôi dư, giáo viên có trình độ không đạt chuẩn cũng như giáo viên do sức khỏe yếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ…theo quy định tại Nghị định 132/2007/ND-CP của Chính phủ.
Dành sự quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ nhà giáo
Bên cạnh yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ, ngành đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo phấn đấu vươn lên. Cùng với tiến hành điều động luân chuyển đội ngũ CBGV, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, năng lực công tác, là sự tạo điều kiện hợp lý hóa gia đình để các thầy cô giáo yên tâm công tác. Tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị trong nhà trường, phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở đảng vững mạnh; đổi mới công tác sinh hoạt chi bộ theo hướng thiết thực hiệu quả, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, tạo môi trường phấn đấu cho giáo viên để họ được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đến cuối năm học 2009-2010, tỷ lệ đảng viên đã đạt 38,65% so với tổng số biên chế toàn ngành.
Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010-2011
Việc cải thiện nơi ăn ở sinh hoạt cho đội ngũ giáo viên vùng cao luôn được quan tâm, bằng sự lồng ghép các chương trình, dự án cộng với sự quan tâm của công đoàn ngành, nhà ở công vụ cho giáo viên đã được xây dựng khang trang, đáp ứng trên 80% nhu cầu phòng ở cho các thầy cô giáo. Song song với việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với các nhà giáo, ngành đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể và hội cha mẹ học sinh các địa phương dành sự ưu ái đặc biệt đến đội ngũ các thầy cô giáo; tận tình giúp đỡ đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Để đền đáp lại sự quan tâm của Đảng và sự giúp đỡ của nhân dân, đội ngũ giáo viên Lạng Sơn với tấm lòng yêu người yêu nghề thiết tha đã khắc phục mọi trở ngại khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Hình ảnh các cô giáo lặn lội đến các thôn bản xa xôi để điều tra động viên các cháu trong độ tuổi đến trường; khéo thu xếp công việc gia đình để thêm quỹ thời gian kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu… đã làm sáng thêm hình ảnh của người giáo viên nhân dân, người chiến sĩ văn hóa trong thời đại mới.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, chăm lo đến đội ngũ giáo viên là quan tâm đến yếu tố quyết định chất lượng GD. Với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, đội ngũ nhà giáo đã và sẽ được chăm lo chu đáo hơn nữa; đồng thời nhân dân cũng trông chờ vào cái “tâm”, cái “đức” và lòng nhiệt tình của các nhà giáo trong sự nghiệp “trồng người”.
Minh Hồng
Ý kiến ()