LSO- Hội CCB huyện chi Lăng hiện có 2.906 hội viên sinh hoạt ở 25 hội cơ sở và 200 chi hội. Trong những năm qua, mặc dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng cán bộ, hội viên CCB luôn đoàn kết, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đồng thời động viên, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Anh Phạm Văn Quang, ở xã Chi Lăng thành công với mô hình chăn nuôi lợn thịtTiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề III (khóa II) của Trung ương Hội CCB Việt Nam, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, trong 5 năm qua, hội đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua đoàn kết, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát với những nội dung, hình thức cụ thể. Để giúp hội viên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế có hiệu...
LSO- Hội CCB huyện chi Lăng hiện có 2.906 hội viên sinh hoạt ở 25 hội cơ sở và 200 chi hội. Trong những năm qua, mặc dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng cán bộ, hội viên CCB luôn đoàn kết, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đồng thời động viên, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh Phạm Văn Quang, ở xã Chi Lăng thành công với mô hình chăn nuôi lợn thịt
Tiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề III (khóa II) của Trung ương Hội CCB Việt Nam, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, trong 5 năm qua, hội đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua đoàn kết, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát với những nội dung, hình thức cụ thể. Để giúp hội viên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, các cấp hội thường xuyên phối hợp tổ chức và vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, hội còn tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua 41 tổ tiết kiệm & vay vốn, đã có 1.336 lượt hội viên được vay vốn với tổng dư nợ đến nay gần 24 tỷ đồng. Sau khi cho vay vốn, cùng với cán bộ ngân hàng, các chi, tổ hội đã thường xuyên xem xét, kiểm tra, đôn đốc việc vay, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Vì thế, không có hội viên nợ tồn đọng mà ngược lại, các hộ được vay vốn còn gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ này được 173 triệu đồng. Cùng với đó, hội còn thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng quỹ hội bằng nhiều hình thức như: đóng góp tiền, góp thóc, trồng vườn cây tập thể… để cho nhau vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp. Đến nay 200/200 chi hội có quỹ với tổng số trên 382 triệu đồng, bình quân 132 ngàn đồng/hội viên (đạt 132% chỉ tiêu). Từ quỹ này, các chi hội đã trích ra 180 triệu đồng cho 203 hội viên vay vốn, khắc phục khó khăn và tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Với những nỗ lực đó, trong 5 năm qua, hội đã phát triển thêm 96 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. Hiện nay toàn hội có 141 mô hình kinh tế gia đình làm ăn có hiệu quả, tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. Điển hình như mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò của hội viên Hoàng Kiến Thức (xã Gia Lộc); mô hình dịch vụ, chăn nuôi ngựa, trâu bò, dê của hội viên Nông Quốc Mao (xã Hữu Kiên)… Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của hội viên CCB từng bước được nâng cao. Từ năm 2007 đến nay, huyện đã xóa được 317 hộ gia đình CCB nghèo, xóa 38 nhà dột nát, đảm bảo hội viên được ở trong những ngôi nhà khang trang.
Là một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu, anh Phạm Văn Quang (thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng) chia sẻ, ban đầu mới xuất ngũ, trở về địa phương, anh gặp không ít khó khăn. Anh từng bươn trải rất nhiều nghề để kiếm sống, từ chạy xe ôm, bán hàng tạp hóa rồi bán thịt lợn… Thế nhưng những công việc vất vả đó vẫn không đủ để trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình. Năm 2004, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng chính sách 7 triệu đồng để đầu tư vào nuôi lợn. Nhờ được học tập tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi nên đàn lợn của gia đình anh rất phát triển, số lượng tăng nhanh từ 4 con lên đến 10 con, rồi 30 con và có thời điểm lên tới 50 con. Từ năm 2009 đến nay, trung bình gia đình anh xuất bán khoảng 10 tấn lợn hơi/năm. Cùng với kinh doanh tạp hóa, thức ăn chăn nuôi, nấu rượu, gia đình anh thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm.
Ngọc Hiếu
Ý kiến ()