Cây mía - cây mũi nhọn kinh tế của Long An không còn thế mạnh
Ảnh minh họa (Nguồn: Agroviet) Mặc dù cây mía là cây mũi nhọn kinh tế của tỉnh Long An, tập trung ở các huyện nằm ven sông Vàm Cỏ Đông như: Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ và Thủ Thừa nhưng những năm gần đây cây mía không còn thế mạnh, diện tích giảm dần, bởi giá cả bấp bênh thường giảm thấp.Bên cạnh đó, do quy hoạch phát triển các cụm, khu công nghiệp, làm cho diện tích mía thu hẹp, từ đó người dân không còn mặn mà với cây mía.Theo anh Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Lức: Trước năm 2010, giá mía luôn ổn định, người dân trồng mía lãi từ 15-20 triệu đồng/ha nên diện tích mía của huyện tăng gần 10.000 ha, dẫn đầu tỉnh. Nhưng 2 năm trở lại đây giá mía luôn biến động giảm thấp, trong khi đó chi phí phân bón, nhân công lao động chăm sóc, thu hoạch tăng gấp 2 lần, trồng mía không có hiệu quả so với trồng lúa và các loại cây ăn trái nên nhiều hộ phá mía, làm diện tích mía giảm xuống còn hơn 8.000 ha. Anh Nguyễn...
Mặc dù cây mía là cây mũi nhọn kinh tế của tỉnh Long An, tập trung ở các huyện nằm ven sông Vàm Cỏ Đông như: Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ và Thủ Thừa nhưng những năm gần đây cây mía không còn thế mạnh, diện tích giảm dần, bởi giá cả bấp bênh thường giảm thấp.
Bên cạnh đó, do quy hoạch phát triển các cụm, khu công nghiệp, làm cho diện tích mía thu hẹp, từ đó người dân không còn mặn mà với cây mía.
Theo anh Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Lức: Trước năm 2010, giá mía luôn ổn định, người dân trồng mía lãi từ 15-20 triệu đồng/ha nên diện tích mía của huyện tăng gần 10.000 ha, dẫn đầu tỉnh. Nhưng 2 năm trở lại đây giá mía luôn biến động giảm thấp, trong khi đó chi phí phân bón, nhân công lao động chăm sóc, thu hoạch tăng gấp 2 lần, trồng mía không có hiệu quả so với trồng lúa và các loại cây ăn trái nên nhiều hộ phá mía, làm diện tích mía giảm xuống còn hơn 8.000 ha.
Anh Nguyễn Văn Tài, xã Lương Bình (huyện Bến Lức) cho biết: Giá sàn thu mua của 2 nhà máy đường Bến Lức và Đức Hoà 2 năm nay vẫn giữ như cũ 1 triệu đồng/tấn mía cây với 10 chữ đường, nhưng thực tế chỉ có 10-15% diện tích bán theo giá sàn, còn lại giá từ 550.000-650.000 tấn mía cây, trong khi đó chi phí tăng 20-30% so với năm trước, tính ra không hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ phá gốc mía chuyển sang cây trồng khác.
Mặc khác, 2 năm nay tỉnh Long An quy hoạch mở rộng thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở xã An Thạnh, Lương Hòa (huyện Bến Lức) và Hựu Thạnh, thị trấn Đức Hòa mất đi hơn 1.000 ha mía ở các xã kể trên và tỉnh chỉ chú trọng đầu tư hạ tầng phát triển công nghiệp, có phần xem nhẹ đối với cây mía. Hợp đồng bao tiêu ứng trước vật tư, vốn cho nông dân sản xuất của 2 nhà máy đường Bến Lức và Đức Hòa ngày càng thu hẹp diện tích, mỗi vụ hợp đồng bao tiêu từ 10-20% diện tích gọi là “cho có”…
Do đó, niên vụ mía 2012-2013 của tỉnh giảm còn hơn 13.600 ha. Hiện nay bà con thu hoạch hơn 9.000 ha, với giá bán bình quân 550.000-650.0000 đồng/ha, lãi từ 4-6 triệu đồng/ha. Các nhà kinh tế của tỉnh đánh giá: Cây mía không còn là cây mũi nhọn kinh tế của tỉnh Long An. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()