Cây cao, bóng cả miền rừng Tân Sơn
Lực lượng Công an huyện Tân Sơn (Phú Thọ) trao đổi công tác giữ gìn an ninh trật tự với cán bộ cơ sở. Từ trung tâm huyện lỵ đến xã Long Cốc (Tân Sơn, Phú Thọ) ngót nghét 27 km đường rừng. Từ năm 2010 trở về trước, Long Cốc là xã duy nhất của huyện Tân Sơn không có đường nhựa, nhưng đến nay xã đã có đường liên xã trải nhựa chạy qua... đời sống của người dân dần ổn định.Nghe tin chúng tôi đến, ông Hà Kiến, một trong những người có uy tín ở xóm Măng II, Long Cốc ra tận đầu bản đón. Ông Kiến là một trong 19 già làng, người uy tín tiêu biểu, được đi viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an cuối tháng 5-2012. Bên chén trà ấm nồng, câu chuyện cảm động về việc vận động nhân dân, qua giọng kể trầm ấm của ông Kiến, trở nên sống động: cũng giống như các dân tộc khác trên cả nước, người Mường cũng có những đặc trưng riêng về phong tục tập quán, có những nét văn hóa cần...
Lực lượng Công an huyện Tân Sơn (Phú Thọ) trao đổi công tác giữ gìn an ninh trật tự với cán bộ cơ sở. |
Nghe tin chúng tôi đến, ông Hà Kiến, một trong những người có uy tín ở xóm Măng II, Long Cốc ra tận đầu bản đón. Ông Kiến là một trong 19 già làng, người uy tín tiêu biểu, được đi viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an cuối tháng 5-2012. Bên chén trà ấm nồng, câu chuyện cảm động về việc vận động nhân dân, qua giọng kể trầm ấm của ông Kiến, trở nên sống động: cũng giống như các dân tộc khác trên cả nước, người Mường cũng có những đặc trưng riêng về phong tục tập quán, có những nét văn hóa cần được bảo tồn và phát huy, song cũng tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Bà con dân tộc Mường ở xã Long Cốc có nhiều phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức, rất khó thay đổi. Với vai trò là người có uy tín, ông Kiến đã bàn với các chi hội, đoàn thể như Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… đặc biệt là Hội Người cao tuổi nhằm cải tiến các hủ tục trong việc tổ chức ma chay, cưới xin, ở xã Long Cốc…
Thời gian đầu, ông Kiến gặp không ít khó khăn do sự phản ứng của con cháu, anh em trong dòng tộc và bà con trong xóm. Ông kiên trì đến gặp các cụ cao tuổi, thông qua việc thăm hỏi, chuyện trò. Ông Kiến đã phân tích để các cụ hiểu và đồng tình thực hiện. Trong các cuộc họp ở xóm, ở chi bộ với uy tín của mình, ông đã mạnh dạn đưa ra bàn bạc với Hội Người cao tuổi và gia đình đảng viên việc tổ chức đám ma, đám cưới gọn nhẹ. Bản thân ông còn là người có vai trò trong dòng họ Hà, ở xóm Măng, nên ông đã vận động bà con trong dòng họ mình gương mẫu thực hiện trước… Đến nay, ở xã Long Cốc các thủ tục khi tổ chức đám ma đã được đơn giản hóa đi nhiều, thời gian tổ chức được rút ngắn, không còn giết mổ trâu, bò để ăn uống tốn kém nữa. Một số các nghi thức thờ cúng lạc hậu cũng được xóa bỏ, đám ma chỉ tổ chức trong vòng 24 giờ, thậm chí có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có thể mai táng trước xong mới làm đám ma, để bảo đảm sức khỏe và vệ sinh cho mọi người; bãi bỏ tục thách cưới bằng rượu, gạo, thịt và lấy bạc trắng, không lấy người sang phục vụ nhà gái và chị em phụ nữ nên mặc quần áo dân tộc Mường để đón khách vừa đẹp, lịch sự, vừa phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Ông Hà Kiến là một trong số 68 người có uy tín được Công an huyện Tân Sơn đứng ra vận động. Ý tưởng về công tác vận động và phát huy vai trò người có uy tín trong các dân tộc thiểu số đến với Đại tá Nguyễn Khuyến, Trưởng Công an huyện một cách tình cờ. Những ngày đó, Tân Sơn là một trong các huyện nghèo của cả nước, có tới 83% số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có mối quan hệ thân tộc với các cộng đồng dân tộc ở Tây Bắc, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh như Đà Bắc (Hòa Bình); Văn Chấn (Yên Bái)… Có nhiều nơi địa hình bị chia cắt, chỉ một cơn mưa là bị cô lập, tỷ lệ nghèo rất cao. “Do điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ ở huyện, ở tỉnh và ở xã không phải lúc nào cũng thường xuyên đến với bà con, thậm chí ngay cả phương tiện liên lạc cũng còn chưa có sóng, đó là chưa kể đến các hạn chế của chính quyền cơ sở. Yêu cầu đặt ra là phải có một đội ngũ cán bộ cơ sở có uy tín là những già làng, trưởng bản, có quan hệ mật thiết và có khả năng tập hợp, nói cho quần chúng nghe. Bởi có những việc cán bộ ở tỉnh nói họ không nghe, nhưng già làng, trưởng bản thì nghe” – Đại tá Khuyến nhớ lại.
VÌ thế, để phòng ngừa, ngăn chặn và triệt tiêu các yếu tố tiềm ẩn các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, Công an huyện Tân Sơn đã tăng cường lực lượng an ninh và cảnh sát cắm bản. Mỗi xã có hai cán bộ công an thực hiện việc vận động những người có uy tín ở địa phương. Những khu vực trọng điểm như bản người Mông, ở Mỹ Á, công an huyện đã đến tận bản tặng quà các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, có con bị tật nguyền; vận động các cháu học sinh đến trường. Công an huyện phối hợp Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức khám, chữa bệnh cho các hộ người Dao, ở bản Cỏi; tổ chức làm nhà tình nghĩa cho các cháu trường mầm non. Những chuyến đi như ở xã Đồng Sơn, Kim Thượng… cả ngày đường đi bộ mới tới nơi, những việc làm đầy nghĩa cử của các cán bộ Công an huyện đã giáo dục, động viên và vận động bà con thực hiện tốt việc phòng ngừa tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư và nói không với ma túy. Đặc biệt, người có uy tín của huyện Tân Sơn đã gương mẫu thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từng bước vận động quần chúng hăng hái tham gia lao động sản xuất xóa đói, giảm nghèo, không để xảy ra tệ nạn xã hội trong gia đình và trong khu vực dân cư.
Theo Nhandan
Ý kiến ()