Cầu nối đầu tư sang các nước ASEAN
Trong xu thế hội nhập và phát triển, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, BIDV đã tiên phong "mở đường" trong hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, gần gũi là: Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma.Hoạt động đầu tư tại nước ngoài đã được BIDV triển khai nhanh chóng và có hiệu quả, bảo đảm tuân thủ chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam, tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam và nước sở tại thông qua vai trò là Chủ tịch ba Hiệp hội: Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Cam-pu-chia (AVIC), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Mi-an-ma (AVIM).Những kết quả hoạt động và đóng góp của BIDV đã được Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam và các nước bạn ghi nhận và đánh giá cao về tính hiệu quả, thiết thực và quyết liệt trong triển khai thực hiện.Hoạt động đầu tư tại Cam-pu-chia:Công ty Đầu tư và Phát triển CPC (IDCC) chính thức thành lập vào...
Hoạt động đầu tư tại nước ngoài đã được BIDV triển khai nhanh chóng và có hiệu quả, bảo đảm tuân thủ chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam, tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam và nước sở tại thông qua vai trò là Chủ tịch ba Hiệp hội: Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Cam-pu-chia (AVIC), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Mi-an-ma (AVIM).
Những kết quả hoạt động và đóng góp của BIDV đã được Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam và các nước bạn ghi nhận và đánh giá cao về tính hiệu quả, thiết thực và quyết liệt trong triển khai thực hiện.
Hoạt động đầu tư tại Cam-pu-chia:
Công ty Đầu tư và Phát triển CPC (IDCC) chính thức thành lập vào tháng 7-2009 với vốn điều lệ là 100 triệu USD. IDCC đóng vai trò là công ty mẹ (công ty nắm vốn) để thành lập các đơn vị 100% vốn của IDCC hoặc tham gia góp vốn thành lập các công ty con trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cam-pu-chia (BIDC), Công ty bảo hiểm Cam-pu-chia – Việt Nam (CVI), Công ty chứng khoán Cam-pu-chia – Việt Nam (CVS) và các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp: phân bón, xay xát – chế biến – xuất khẩu lương thực, trồng cây công nghiệp (lĩnh vực trọng yếu và được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Cam-pu-chia).
Sau hơn hai năm hoạt động, IDCC đã nhanh chóng xây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế, hình ảnh của mình tại thị trường Cam-pu-chia. Triển khai hoạt động trong điều kiện chịu sự cạnh tranh gay gắt của các định chế tài chính khác tại Cam-pu-chia. Kết quả hoạt động hằng năm của các đơn vị đều được các tổ chức kiểm toán quốc tế độc lập kiểm toán và xác nhận, bảo đảm yêu cầu quản trị rủi ro và quản lý vốn đầu tư. Trong thời gian tới, khi các hiện diện thương mại của IDCC tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường tài chính – ngân hàng tại Cam-pu-chia và các dự án đầu tư khác của IDCC bắt đầu chính thức đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động chung của IDCC.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển CPC (BIDC) là ngân hàng 100% vốn của Công ty Đầu tư và Phát triển Cam-pu-chia (IDCC), được cấp giấy phép hoạt động ngày 28-8-2009 trên cơ sở mua lại toàn bộ Ngân hàng Thịnh Vượng Cam-pu-chia và thực hiện tái cơ cấu toàn diện, tăng vốn điều lệ lên 70 triệu USD và đổi tên thành BIDC.
Sau hai năm thành lập, hoạt động của BIDC đã từng bước đi vào ổn định, có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 40%. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ về định hướng hoạt động, BIDC chú trọng thực hiện vai trò cầu nối hoạt động đầu tư – thương mại giữa Việt Nam và Cam-pu-chia thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính và tài trợ vốn cho các dự án doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Cam-pu-chia. Tổng số tiền đã cho vay và cam kết tài trợ cho các dự án của Việt Nam sang Cam-pu-chia hơn 100 triệu USD.
Đến hết năm 2012, mạng lưới của BIDC được mở rộng với việc thành lập mới ba chi nhánh tại Cam-pu-chia và hai chi nhánh tại Việt Nam (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).
Hoạt động của BIDV tại Lào:
Hoạt động tại thị trường Lào đã được BIDV triển khai từ tháng 6-1999 thông qua việc thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (LVB).
Trải qua 12 năm hoạt động, LVB đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh, đứng thứ 3/27 thị trường tín dụng tại Lào, hoạt động kinh doanh liên tục có lãi kể từ khi thành lập đến nay với tỷ suất lợi nhuận ROE những năm gần đây đạt 14%. Năm 2011, tổng tài sản đạt 400 triệu USD, huy động vốn đạt 210 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 290 triệu USD, lợi nhuận trước thuế 2,8 triệu USD. Mạng lưới của LVB ngày càng được mở rộng, ngoài Hội sở chính tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), LVB đã thành lập ba chi nhánh tại Lào và hai chi nhánh tại Việt Nam, tạo thành cầu nối khép kín trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư hai nước. Hiện nay, BIDV và BCEL đã được các cấp có thẩm quyền hai nước cho phép tăng vốn điều lệ lên 37,5 triệu USD với cơ cấu góp vốn mới của BIDV tăng từ 50% lên 65% nhằm có điều kiện tiếp tục gia tăng nhanh chóng về quy mô, doanh số và hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh hoạt động chính, LVB đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước trong xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước thông qua việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt thực hiện giải ngân cho các dự án hợp tác giữa hai Chính phủ, cho vay các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào với số vốn đã giải ngân và cam kết giải ngân gần 150 triệu USD; thông qua kênh thanh toán chuyển tiền, chuyển đổi VNĐ sang kíp Lào cho doanh nghiệp hai nước với doanh số đạt hàng trăm tỷ kíp Lào/VNĐ mỗi năm.
Nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động tại thị trường Lào, tháng 6-2008 BIDV đã chỉ đạo BIC (Công ty con trực thuộc BIDV) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào – Việt (LVI) với số vốn điều lệ ba triệu USD, trong đó BIC sở hữu 51% vốn điều lệ. Năm 2010, LVI đã vươn lên đứng thứ 2 tại thị trường bảo hiểm Lào về doanh thu phí bảo hiểm và tiếp tục duy trì thị phần trong năm 2011 với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 4,2 triệu USD. Mạng lưới hoạt động của LVI liên tục được mở rộng và hiện là công ty bảo hiểm có mạng lưới lớn nhất tại Lào với hơn 100 đại lý phủ khắp 17 tỉnh, thành phố của Lào và bảy phòng kinh doanh.
BIDV đã thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) tại Lào (tháng 9-2011) và cùng với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, BIDV sẽ tiếp tục hỗ trợ tốt các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai đầu tư, hoạt động kinh doanh tại thị trường Lào, góp phần duy trì, thúc đẩy và gia tăng kết quả, hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại thị trường Lào.
Hoạt động BIDV tại thị trường Mi-an-ma:
Tháng 12-2009, thực hiện chủ trương của Chính phủ tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại của Việt Nam sang Mi-an-ma, BIDV đã nhanh chóng triển khai đề án thành lập VPĐD tại Mi-an-ma và đã khai trương hoạt động VPĐD trong tháng 4-2010 nhân chuyến thăm Mi-an-ma của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Hoạt động của VPĐD tập trung vào việc nghiên cứu các thông tin, tình hình kinh tế tại Mi-an-ma đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kết nối với các định chế tài chính tại nước sở tại để tiến tới việc thành lập ngân hàng tại Mi-an-ma khi các điều kiện cho phép. Đồng thời VPĐD cũng đã kết nối chặt chẽ với Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Mi-an-ma (AVIM) do BIDV là Chủ tịch Hiệp hội trong việc tiên phong đầu mối đề xuất và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại thị trường Mi-an-ma, đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi thông tin, hội nghị giữa doanh nghiệp, các bộ, ngành hai nước.
Một số hoạt động cụ thể mà VPĐD và AVIM trong thời gian qua như: Phối hợp các cơ quan chức năng hai nước tổ chức thành công Hội thảo xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Mi-an-ma tháng 4-2010 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ hai nước, diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam và Mi-an-ma tháng 6-2011 nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các hội thảo xúc tiến du lịch, hội thảo ngành cơ khí, hội chợ hàng Việt Nam tại Mi-an-ma…
Đến nay, VPĐD BIDV tại Mi-an-ma cùng với AVIM đã thật sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai các hoạt động tại thị trường Mi-an-ma, là cầu nối hỗ trợ và phối hợp các doanh nghiệp, các bộ, ngành Việt Nam khi làm việc với các cơ quan chức năng của Mi-an-ma.
Từ năm 2009 đến nay, thông qua các hoạt động mà BIDV đã triển khai tại nước ngoài cùng với hoạt động của các Hiệp hội do BIDV chủ trì thành lập đã góp phần không nhỏ tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế đầu tư thương mại của Việt Nam với các nước. Thông qua hợp tác chặt chẽ về kinh tế, đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ và từng bước nâng tầm quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Mặt khác, thông qua những kết quả tốt đẹp về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng, các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với các nước diễn ra thường xuyên hơn, đã làm cho mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và các nước thêm nồng ấm và thắm tình hữu nghị.
Theo Nhandan
Ý kiến ()